• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Xây dựng nhà xưởng công nghiệp trọn gói | Báo giá chi tiết 2022

Xây dựng nhà xưởng công nghiệp giá bao nhiêu? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí thi công và rút ngắn thời gian hoàn thiện? Nếu quý khách mong muốn thi công xây dựng nhà xưởng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí thì xây dựng nhà xưởng lắp ghép là giải pháp tối ưu. Bài viết sau đây, HRC Việt Nam sẽ giúp quý khách hiểu rõ và cụ thể hơn về mô hình này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây dựng nhà xưởng tiền chế khung thép

Giá xây dựng nhà xưởng công nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: 

  • - Loại hình nhà xưởng lắp ghép: Tùy vào loại nhà, kiểu xây dựng có thể dẫn đến các báo giá khác nhau.

  • - Công năng của nhà xưởng lắp ghép: Công năng là yếu tố chính quyết định đến kết cấu khung thép, kiểu mái, vật liệu chống nhiệt,… cùng các quy định hạng mục phụ trợ đi kèm. Do đó, điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến chi phí xây dựng nhà xưởng.

  • - Địa điểm cần xây dựng: Nếu vị trí xây dựng nhà xưởng lắp ghép ở khu đất yếu, địa chất kém, dễ sụt lún thì phải mất thêm chi phí gia cố nền móng. 

  • - Quy mô xây dựng: Đơn giá xây dựng nhà xưởng được tính theo m2. Do đó, nhà xưởng diện tích nhỏ sẽ có đơn giá thấp hơn so với những nhà xưởng diện tích lớn. Chi phí xây nhà 1 tầng hay nhiều tầng cũng có sự chênh lệch không nhỏ.

  • - Mẫu thiết kế: Mẫu thiết kế có nhiều chi tiết phức tạp cũng làm gia tăng chi phí xây dựng.

  • - Vật liệu sử dụng: Nếu quý khách có yêu cầu chọn vật liệu tốt cũng làm gia tăng chi phí.

  • - Công ty xây dựng: Giữa các công ty khác nhau cũng có mức giá xây dựng nhà xưởng tiền chế, nhà xưởng lắp ghép khác nhau. Quý khách có thể tham khảo giá cả và chất lượng các bên trước khi ra quyết định.

Bảng báo giá thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Dưới đây là bảng báo giá tham khảo giúp khách hàng có thể nắm và tính được chi phí thi công nhà xưởng. Để được báo giá chính xác bạn có thể liên hệ trực tiếp với HRC Việt Nam qua hotline: 098 115 8591.

Hạng mục STT Quy cách sản phẩm Đơn vị tính Đơn vị tính/tấm Số lượng tấm Báo giá
I VẬT LIỆU CHÍNH
  1 FE20025(W1980xH2500) m2 4.95 124 Liên hệ
  2 FE08025(W1980xH2500) m2 2 1 Liên hệ
  3 Ốp đỉnh FEK200 md 2 125 Liên hệ
II VẬN CHUYỂN
    Nhà máy - công trình chuyến   7 Liên hệ
III LẮP DỰNG
  1 Cấp và đặt bu lông móng chiếc 2 125 Liên hệ
  2 Chèn vữa hốc hốc 2 125 Liên hệ
  3 Lắp dựng tấm m2 0 125 Liên hệ
  4 Chèn gioăng xốp, mối nối (1 mặt) cho tường rào đặc md 2.5 125 Liên hệ

Phân loại nhà xưởng công nghiệp?

Nhà xưởng công nghiệp là công trình phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến một hay nhiều sản phẩm nhất định. Trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp được phân ra thành nhiều loại, tùy thuộc vào các yếu tố như: chức năng, số tầng, nhu cầu,... Dựa trên vật liệu xây dựng, nhà xưởng công nghiệp được phân thành 2 loại chính là nhà xưởng khung thép và bê tông cốt thép.

Nhà xưởng công nghiệp khung thép

Nhà xưởng công nghiệp khung thép là loại công trình được xây dựng dựa trên bản vẽ kiến trúc kỹ thuật có phần khung (khung kèo, cột, dầm) bằng thép hình hoặc thép tổ hợp. Toàn bộ kết cấu để xây dựng nhà xưởng (trừ phần móng, nền) được thiết kế do bên thứ ba và tập vận chuyển đến công trường để thi công lắp ghép. 

Xây dựng nhà xưởng khung thép đòi hỏi phải tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định, cụ thể:

  • - Độ dày tường gạch khoảng 10 - 20cm.

  • - Chiều cao tường khi dùng tôn khoảng 2,2 - 2,8m.

  • - Máy nhà xưởng công nghiệp khung thép sử dụng tôn chuyên dụng để cách nhiệt.

  • - Đảm bảo các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). 

xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp khung thép

Nhà xưởng công nghiệp bê tông cốt thép

Nhà xưởng công nghiệp bê tông cốt thép là loại công trình truyền thống, được xây dựng dựa trên vật liệu chính gồm: bê tông và cốt thép. Các phần quan trọng, chịu lực như cột, móng và dầm xây dựng nhà xưởng công nghiệp được làm từ bê tông cốt thép để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Phần tường thường có độ dày khoảng 10 - 20cm, được xây bằng gạch và vữa.

Nhà xưởng bê tông cốt thép có khả năng chịu lực tốt nhưng thời gian thi công lâu hơn so với việc xây bằng khung khép. Khi có nhu cầu cần di dời công trình cũng gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, thi công xây dựng nhà xưởng bê tông cốt thép sẽ gây ô nhiễm môi trường hơn nhà xưởng khung thép. 

Xu hướng xây dựng nhà xưởng lắp ghép 

Dù là dạng khung thép hay bê tông cốt thép, những năm gần đây các chủ đầu tư và tổng thầu đã chú ý đến giải pháp lắp ghép một phần hoặc toàn bộ nhà xưởng. 

Các phần có thể chuyển đổi sang sử dụng vật liệu đúc sẵn lắp ghép có thể kể đến: 

  • - Hệ chịu lực: dầm, cột, tường chịu lực kết cấu

  • - Hệ bao che: Tường bao, tường vách ngăn, sàn

Thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Công trình xây dựng nhà xưởng lắp ghép G-food (Hàn Quốc)

Ưu điểm xây dựng nhà xưởng lắp ghép 

Một số ưu điểm dễ nhận thấy của việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp lắp ghép:

  • - Tiết kiệm thời gian cho việc xây dựng: So với phương pháp xây dựng truyền thống, thi công nhà xưởng lắp ghép giảm gấp 4 lần thời gian hoàn thiện. 

  • - Có khả năng chống nóng tốt: Vật liệu sử dụng thường có khả năng cách nhiệt, chống nóng tốt.

  • - Tính thẩm mỹ cao: Quý khách có thể tùy chọn màu sắc cho nhà xưởng một cách đơn giản.

  • - Dễ dàng sửa chữa nếu hư hỏng.

  • - Dễ dàng mở rộng nhà xưởng khi có nhu cầu.

  • - Xây dựng nhà xưởng chi phí rẻ hơn nhờ vào vật liệu đơn giản.

Xây dựng nhà xưởng công nghiệp lắp ghép

Xây dựng nhà xưởng lắp ghép giúp tiết kiệm chi phí

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Tùy vào các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà xưởng sẽ có những quy trình phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung các bước sẽ tương tự như sau.

Bước 1: Vận chuyển tập kết tại công trình

Lựa chọn nhà cung ứng bê tông đúc sẵn uy tín và kiểm tra tấm mẫu về chất lượng, kích thước trước khi ký hợp đồng thu mua hàng loạt. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn để xây dựng sẽ được xuất kho và vận chuyển đến điểm tập kết công trình để chờ lắp ghép. Quá trình vận chuyển cần được đảm bảo an toàn để hạn chế tấm bê tông đúc sẵn bị hư hỏng, gây chậm trễ tiến trình xây dựng. 

Thi công xây dựng nhà xưởng

Vận chuyển nguyên vật liệu ra công trường để chuẩn bị thi công

Bước 2: Thống nhất công việc, phổ biến an toàn trước khi lắp dựng

Để quá trình lắp ráp thiết bị phục vụ xây dựng diễn ra thuận lợi, kỹ sư giám sát công trình sẽ thống nhất với công nhân một số vấn đề sau:

  • - Quy trình lắp ghép theo yêu cầu.

  • - Các điểm cần chú ý trong quá trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp.

  • - Kiểm tra các dụng cụ, phụ kiện, trang phục và bảo hộ có phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn công trình, cụ thể: TCVN 5308:1991 (quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng), TCVN 4086:1985 (an toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung), TCVN 5867:1995 (thang máy - cabin, đối trọng, ray hướng dẫn - Yêu cầu an toàn),...

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng

Thống nhất trước khi tiến hành thi công

Bước 3: Đo đạc, kiểm tra trước khi lắp dựng

Sau khi đã thống nhất các vấn đề về an toàn trong quá trình lao động, đội ngũ thi công, giám sát sẽ tiến hành đo đạc, kiểm tra lại tất cả các hạng mục trước khi lắp ráp/xây dựng nhà xưởng.

Thi công xây dựng nhà xưởng tại HRC

Đo đạc, kiểm tra các hạng mục thi công

Bước 4: Tiến hành lắp dựng

Quá trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp được bắt đầu khi công việc đo đạc, kiểm tra phản ánh kết quả khả quan. Công nhân tiến hành lắp các chi tiết theo thiết kế, xiết bu lông để cố định từng phần.

Video chi tiết quy trình thi công nhà xưởng lắp ghép

Bước 5: Hoàn thiện

Để tạo sự liền mạch cho công trình, giữa các tấm sẽ được chèn gioăng xốp, chiết silicon. Ngoài ra, công trình cần được chèn vữa không co vào chân tường để tạo độ phẳng khít giữa chân tấm và hệ móng.

Bước 6: Sản phẩm hoàn thiện, nghiệm thu

Sau khi quá trình xây dựng nhà xưởng khung thép hoàn tất, công ty thi công bàn giao công trình cho đại diện dự án. Chủ đầu tư nghiệm thu để tìm kiếm các khiếm khuyết có thể còn sót của dự án. Nếu không phát hiện bất kỳ sai sót nào, dự án có thể kết thúc.

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng

Công nhân đang thực hiện lắp dựng công trình 

Một số quy định khi xây dựng nhà xưởng hiện nay

Tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu: TCVN) đối với lĩnh vực xây dựng được quy định rõ ràng, cụ thể đối với từng loại công trình khác nhau. Do đó, để xây dựng nhà xưởng công nghiệp, đơn vị thi công và các bên liên quan cần nắm rõ các quy định sau:

  • - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1 ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

  • - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 2, 3 ban hành theo quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ Xây dựng.

  • - TCVN 2737:1995 quy định thiết kế nền và móng cần căn cứ vào yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn.

  • - Một số quy định, quyết định khác.

Tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng khung thép lắp ghép?

Để có thể tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư cần chú ý hai vấn đề sau:

  • - Thời điểm thi công: Để hạn chế chi phí phát sinh, thời gian thi công bị kéo dài, quý khách nên chọn thời điểm thích hợp như vào đầu năm, thời tiết thuận lợi, các dự án cũng không nhiều. Nhờ vậy, tiến độ thi công lắp dựng nhà xưởng được đẩy nhanh, tiết kiệm chi phí hơn so với thời điểm gần kề cuối năm.

  • - Đơn vị thi công: Mỗi công ty xây dựng có thế mạnh riêng và công ty ở gần nơi thi công sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn. Đây cũng là một trong những lưu ý giúp quý khách tối ưu được chi phí xây dựng.

Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Để nhà xưởng sau khi thi công đảm bảo được chất lượng và có thể đưa vào sử dụng, quý khách cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Chất lượng nhân công

Đội ngũ công nhân là những người trực tiếp thi công xây dựng nhà xưởng, do đó tay nghề phải cao, nhiều kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Ví dụ: người lái cẩu cần giữ trạng thái tỉnh táo, tập trung trong khi làm việc, vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả khó lường, thậm chí là tai nạn lao động.

Tuân thủ nghiêm ngặt an toàn trong lao động

Theo thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số vụ tai nạn lao động trong năm 2021 lên đến 6.504 vụ, 749 vụ tai nạn gây chết người (chiếm 11,5%). Vì thế, việc tuân thủ nghiêm ngặt an toàn lao động, đặc biệt ở các vị trí trên cao là rất quan trọng. Công nhân phải được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ như: đồ bảo hộ, đai an toàn, dây cứu sinh,... để bảo đảm an toàn cho người lao động.

Giám sát thi công kỹ càng

Giám sát thi công có trách nhiệm đảm bảo quá trình xây dựng theo đúng các thiết đã được phê duyệt để hạn chế tránh các sai sót về kỹ thuật. Ngoài ra, giám sát thi công công trình còn phải theo dõi các sai lệch trong biện pháp thi công; quy định quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng; hướng dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng. 

Xử lý nhanh các vấn đề phát sinh nếu có

Quá trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp có thể bị gián đoạn bởi các yếu tố thời tiết như: mưa bão, gió to,... Việc tạm dừng thi công khi điều kiện an toàn hoặc các vấn đề phát sinh không quá nghiêm trọng nhưng phải được xử lý nhanh chóng bởi các bên có liên quan.

Kiểm tra kết quả xây dựng

Kiểm tra là quá trình quan trọng giúp đảm bảo kết quả thi công xây dựng được hoàn thiện. Ngoài ra, các bên liên quan cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình xây dựng và nhanh chóng khắc phục.

HRC Việt Nam - Đơn vị thi công, xây dựng nhà xưởng uy tín

Những năm gần đây, lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ngày một hiện đại hơn, thị trường các vật liệu thông minh trở nên sôi động. Do đó, các dự án được tiết kiệm thời gian thi công, phù hợp với nhiều công trình, đáp ứng tối đa nhu cầu xây dựng nhiều hạng mục trong thời gian ngắn. Sản phẩm bê tông đúc sẵn là một trong những vật liệu được ưa chuộng tại các công trình xây dựng nhà xưởng. HRC Việt Nam là đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng chất lượng nhất hiện nay.

Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng lắp ghép ở Việt Nam và Đông Nam Á, HRC Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm bê tông đúc sẵn lõi thép, mang đến chất lượng vượt trội so với các sản phẩm lắp ghép thông thường. Tất cả các khách hàng đã sử dụng đều cho phản hồi tốt về sản phẩm. HRC Việt Nam đã xây dựng hơn 6 dự án lớn của các chủ đầu tư đến từ Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc,...

“Bề mặt siêu phẳng – Chất lượng siêu bền – Thi công siêu nhanh” là phương châm hoạt động của HRC Việt Nam, cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho tất cả khách hàng khi đến với công ty.

 Đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp

HRC Việt Nam - Đơn vị thi công nhà xưởng lắp ghép uy tín

Lựa chọn xây dựng nhà xưởng công nghiệp bằng bê tông đúc sẵn của HRC Việt Nam giúp tiết kiệm chi phí, bền vững hơn các loại lắp ghép thông thường, sử dụng ít nhân công và bảo vệ môi trường. HRC Việt Nam luôn cam kết bàn giao công trình đúng hạn cho quý khách. Nếu quý khách muốn được tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay trong hôm nay!

Tin tức liên quan

Báo giá x