Tin tức
TOP 6 dạng nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất 2022
Nhà xưởng công nghiệp là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về nhà xưởng, đôi khi gây ra những hiểu lầm không đáng có. Vậy nhà xưởng công nghiệp là gì? Được phân loại như thế nào? Làm sao để lựa chọn đơn vị thi công nhà xưởng uy tín, chất lượng? Bài viết dưới đây của HRC Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp làm rõ những thông tin này.
Nhà xưởng công nghiệp là gì?
Nhà xưởng công nghiệp là nhà xưởng được xây dựng từ các cấu kiện bằng thép được gia công dựa trên bản thiết kế có sẵn. Nhà xưởng có diện tích và quy mô lớn hơn rất nhiều so với các loại nhà ở dân dụng, văn phòng hay cửa hàng. Đây còn là nơi tập trung nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu,... phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu trữ hàng hóa trước khi vận chuyển đến khu vực khác hoặc phân phối ra thị trường.
Nhà xưởng công nghiệp
Nhà xưởng công nghiệp là nơi tập trung nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu,... phục vụ cho quá trình sản xuất và bảo quản hàng hóa trước khi phân phối ra thị trường
Thời gian thi công của nhà xưởng công nghiệp thường rất nhanh chóng và ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.
Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng mới nhất hiện nay
Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng nhà xưởng là những quy định do Nhà nước ban hành, doanh nghiệp và chủ đầu tư phải tuân theo khi tiến hành xây dựng, bao gồm các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, kích thước, quy cách thi công,... phù hợp với quy mô, kết cấu, mục đích sử dụng,... của nhà xưởng. Những tiêu chuẩn này sẽ là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp và chủ đầu tư đánh giá chất lượng tổng thể của nhà xưởng khi hoàn tất.
Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng mà đơn vị thi công cần tuân thủ:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 682/BXD-CSXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ban hành ngày 14/12/1996.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 439/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng, ban hành ngày 25/09/1997.
Một số tiêu chuẩn theo từng hạng mục xây dựng nhà xưởng mới nhất hiện nay:
- Tiêu chuẩn xây dựng nền nhà xưởng: Công trình cần được xây dựng trên nền móng địa chất tốt, đảm bảo tính bền vững và an toàn, trong trường hợp nền đất yếu thì bắt buộc phải có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu nền bằng bê tông thì phải chia thành từng ô, chiều dài tối đa mỗi ô là 0,6m, giữa các mạch ô phải chèn bằng bi tum, độ dày tối thiểu của lớp lót bê tông là 0,1m, nền hè có chiều rộng từ 0,2 đến 0,8 m và độ dốc từ 1% đến 3%.
- Tiêu chuẩn xây dựng móng nhà xưởng: Phần móng của công trình phải tương thích với các tính chất cơ lý của nền, cũng như điều kiện tự nhiên tại địa điểm thi công. Cao độ mặt trên của móng phải thấp hơn mặt nền, độ chênh lệch tùy thuộc vào loại cột. Đối với các công trình nhà xưởng không khung có tường gạch, tường xây, đá hộc thì chiều sâu tối đa của móng là 0,15m đối với móng bê tông, bê tông đá hộc và tối thiểu là 0,1m đối với dầm đỡ tường.
- Tiêu chuẩn thiết kế mái và cửa mái của nhà xưởng công nghiệp: Độ dốc của mái nhà xưởng sẽ phụ thuộc vào vật liệu làm mái, ví dụ như đối với tấm lợp amiăng xi măng thì độ dốc của mái sẽ từ 30% đến 40%, đối với mái lợp tôn múi thì độ dốc sẽ từ 15% đến 20%,... Tùy thuộc vào vật liệu và công nghệ mà mái nhà xưởng sẽ có thiết kế bên trong, bên ngoài và nối với hệ thống cấp thoát nước phù hợp.
- Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn của nhà xưởng: Loại tường được sử dụng để xây dựng nhà xưởng có thể là tường chịu lực, tường tự chịu lực hay tường chèn khung. Phần chân tường cần đáp ứng các tiêu chuẩn như phải có lớp chống nước mưa bằng bi tum hoặc vật liệu khác nếu là chân tường gạch, phải sử dụng vữa xi măng mác 75, dày 20cm để làm lớp chống ẩm. Vách ngăn của nhà xưởng có thể tháo, lắp một cách thuận tiện, sử dụng vật liệu là tấm bê tông cốt thép, khung thép, tấm gỗ dán,...
- Tiêu chuẩn thiết kế cửa đi và cửa sổ của nhà xưởng: Cửa đi của nhà xưởng phải mở ra phía ngoài. Kích thước cửa ra vào phải lớn hơn kích thước của các phương tiện vận tải, tối thiểu là 20cm theo chiều cao và 50cm theo chiều rộng. Độ cao của cửa sổ tối đa là 2,4m tính từ sàn và có thể đóng, mở được. Nếu cửa sổ cao hơn 2,4m thì phải lắp cố định thành khung với hệ thống đóng, mở bằng cơ khí.
*** Đọc thêm: Lắp dựng nhà xưởng
Phân loại nhà xưởng công nghiệp
Có rất nhiều cách để phân loại nhà xưởng hiện nay, cụ thể là phân theo vật liệu xây dựng, phân theo chức năng, phân theo số tầng. Cùng HRC Việt Nam tìm hiểu các loại nhà xưởng công nghiệp thông qua nội dung dưới đây nhé!
Phân loại nhà xưởng công nghiệp theo vật liệu xây dựng
Nhà xưởng thép tiền chế
Nhà xưởng thép tiền chế còn có tên là nhà xưởng tiền chế, được lắp dựng hoàn toàn bằng kết cấu thép kiên cố, chắc chắn (trừ phần móng làm bằng bê tông). Các cấu kiện của nhà xưởng sẽ được sản xuất theo bản vẽ kỹ thuật, sau đó được đưa tới vị trí công trình thi công để lắp đặt thành nhà xưởng. Do đó, khâu lắp dựng nhà xưởng được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thi công.
Nhà xưởng thép tiền chế được lắp dựng bằng kết cấu thép kiên cố, chắc chắn
Nhà xưởng bê tông cốt thép
Nhà xưởng bê tông cốt thép được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng cách đây khá lâu, trở thành loại nhà xưởng truyền thống nhất hiện nay. Đây là loại nhà xưởng được xây bằng vật liệu composite, bê tông và cốt thép, điều này giúp cho nhà xưởng bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cao hơn nhiều so với các loại nhà xưởng bê tông thông thường.
Nhà xưởng bê tông cốt thép có kết cấu chắc chắn, khả năng chịu nhiệt và chống cháy cao
Có thể nhận biết loại nhà xưởng này thông qua những đặc trưng như:
- Tất cả các bộ phận như cột, móng, dầm,... của nhà xưởng đều được đúc từ bê tông cốt thép.
- Tường của nhà xưởng thường sử dụng gạch để dựng lên, có độ dày 10cm hoặc 20cm.
- Phần mái được lợp bằng tôn chuyên dụng, có khả năng cách nhiệt và chống ồn.
Phân loại nhà xưởng theo chức năng
Nhà xưởng sản xuất
Nhà xưởng sản xuất là nhà xưởng được xây dựng chỉ với mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất, được áp dụng ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón, gia công kim loại,...
Nhà xưởng sản xuất kết hợp văn phòng
Nhà xưởng bao gồm 2 khu chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách đầu tư, quá trình vận hành và quản lý trở nên linh hoạt hơn.
Phân loại nhà xưởng công nghiệp theo số tầng
Nhà xưởng một tầng
Nhà xưởng một tầng là mô hình nhà xưởng kiểu truyền thống, được xây dựng rất phổ biến trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Nhà xưởng khu công nghiệp có thiết kế đơn giản, dễ dàng mở rộng quy mô, phù hợp với nhiều ngành nghề như sản xuất, chế biến thực phẩm, kho lạnh,...
Nhà xưởng nhiều tầng
Để tối ưu diện tích, tiết kiệm chi phí vận chuyển, xây dựng kho bãi, thay vì thiết kế nhà xưởng 1 tầng, người ta thường thiết kế nhà xưởng 2, 3 hay nhiều tầng. Mỗi tầng sẽ có chức năng khác nhau. Loại hình nhà xưởng này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề công nghệ cao, phụ trợ,...
Một số yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng nhà xưởng
Nhà xưởng công nghiệp là nơi có quy mô và sức chứa lớn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất công nghiệp, chính vì thế khi thi công cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Bảo quản vật tư công trình
Một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công trình đó chính là vật liệu xây dựng. Chính vì thế, các chủ đầu tư và ban quản lý dự án cần phải kiểm tra một cách đầy đủ về chất liệu, số lượng và chủng loại có thực sự đồng bộ hay không. Ngoài ra, cần phải đối chiếu thật kỹ với hợp đồng mua bán để không xảy ra bất kỳ sai sót nào trong suốt quá trình thi công dự án.
Nền móng công trình
Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng đỡ cả một công trình. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng nền móng cần phải đảm bảo độ vững chắc, làm bằng chất liệu tốt như bê tông cốt thép, gia cố thêm kết cấu thép đối với các công trình được xây dựng trên các địa hình đất mềm và yếu. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần phải tính toán và ước lượng trước tải trọng của máy móc, số lượng nhân công, thiết bị được sử dụng để làm việc để xác định độ dày và kết cấu bên trong nền móng.
Bu lông móng của công trình
Bu lông móng thường có chi phí khá cao nên rất dễ bị chủ đầu tư bỏ qua. Tuy nhiên bu lông lại là một phần khá quan trọng và chúng có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn sau của công trình xây dựng.
Cột và kèo
Đối với cột và kèo cần phải được tính toán một cách kỹ lưỡng về số lượng và kích thước để tránh các trường hợp thiếu hoặc thừa gây lãng phí và mất cân đối cho công trình. Theo tiêu chuẩn thì cứ mỗi mét vuông sàn nên lắp đặt khoảng 20 đến 30kg sắt, thép. Bên cạnh đó chất lượng của cột và kèo còn phụ thuộc vào mức độ và quy mô của công trình đầu tư ban đầu.
Giằng của công trình
Giằng giúp tăng khả năng liên kết giữa các bộ phận ở trong công trình đảm bảo được độ ổn định cho nhà xưởng trong suốt quá trình sử dụng. Vì vậy khi thi công cần phải lưu ý lắp khoan giằng cứng ở hồi đầu tiên, rồi mới đến cột, kèo, xà gồ, mái,...
Mái tôn lắp đặt cho công trình
Khi tiến hành lớp tôn cho công trình cần phải đảm bảo các điểm nối phải được gối lên nhau và nằm trên một đường thẳng vuông góc với xà gồ. Khi tiến hành lợp như vậy sẽ giúp cho các công đoạn căn chỉnh của công trình trở nên dễ dàng hơn, công trình sẽ đúng kỹ thuật và đạt được chất lượng như đã cam kết.
Vách ngăn
Vách ngăn cần được xác định ngay từ bước thiết kế để có thể phân chia các bộ phận khi cần.
Đảm bảo về độ an toàn lao động
Đảm bảo an toàn lao động luôn là yếu tố cần lưu ý khi tiến hành thi công công trình. Công nhân thực hiện công việc cần phải được trang bị bảo hộ đầy đủ hạn chế tối đa tình trạng rơi vỡ đồ vật từ trên cao xuống.
Các bước thi công, xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Khi tiến hành thi công nhà xưởng cần thực hiện theo 8 bước chính sau đây:
-
Bước 1: Tiếp cận và bảo quản các vật tư thi công công trình.
-
Bước 2: Xây dựng nền móng của nhà xưởng.
-
Bước 3: Xây dựng khung thép.
-
Bước 4: Xây dựng công trường bao quanh.
-
Bước 5: Xây dựng hạ tầng công trình.
-
Bước 6: Xây dựng hệ thống kỹ thuật.
-
Bước 7: Hoàn thiện toàn bộ công trình.
-
Bước 8: Vệ sinh công trình và đưa vào sử dụng.
Những tiêu chí khi lựa chọn đơn vị xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng hiện đại
Một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực của các đơn vị xây dựng nhà xưởng công nghiệp đó chính là hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng. Đơn vị xây dựng nhà xưởng cần có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đạt chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến các yếu tố về cơ sở hạ tầng của các đơn vị xây dựng nhà xưởng, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về kết cấu, đảm bảo phòng chống cháy, nổ, môi trường lao động tốt, không gian phân xưởng rộng rãi, công nhân được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
Đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao, nhân công giàu kinh nghiệm, chăm chỉ
Một công trình xây dựng nhà xưởng đảm bảo chất lượng và thời gian thi công cần được giám sát và thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề, am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp. Về đội ngũ công nhân, những tiêu chí để doanh nghiệp đánh giá đó là sức khỏe tốt, chăm chỉ, có nhiều kinh nghiệm trong việc lắp đặt và xây dựng nhà xưởng.
Phương án thi công tiết kiệm chi phí, thời gian, đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường
Có 3 yêu cầu mà phương án thi công cần đáp ứng đó là tiết kiệm chi phí, đảm bảo thời gian thi công đúng hoặc sớm hơn tiến độ và trang bị đầy đủ các biện pháp an toàn lao động cho công nhân, cũng như bảo vệ môi trường.
Kinh nghiệm thi công nhà xưởng công nghiệp
Doanh nghiệp cần lựa chọn những đơn vị thi công nhà xưởng công nghiệp có nhiều kinh nghiệm, uy tín. Doanh nghiệp có thể dựa vào các công trình đã từng thực hiện trước đó để đánh giá chất lượng, tính thẩm mỹ và trình độ của đơn vị xây dựng.
*** Xem ngay: Top các vật liệu xây dựng nhà máy tốt nhất
Các mẫu nhà xưởng công nghiệp hiện đại, đẹp nhất 2022
Nhà xưởng kết hợp văn phòng giúp cho việc quản lý, vận hành trở nên thuận lợi hơn
Nhà xưởng công nghiệp được thiết kế có nhiều cửa sổ để tạo độ thông thoáng
Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng giúp tiết kiệm diện tích
Nhà xưởng lắp ghép bằng bê tông cốt thép đúc sẵn có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt và chống cháy tốt, thời gian thi công nhanh chóng
HRC Việt Nam - Đơn vị thi công nhà xưởng công nghiệp hàng đầu Việt Nam
Nhà xưởng công nghiệp được ví như xương sống của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các doanh nghiệp. Do đó, hầu hết doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng một nhà xưởng đẹp, chất lượng, vừa đáp ứng đủ công năng vừa tối ưu chi phí.
HRC Việt Nam là đơn vị thi công nhà xưởng công nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay. Với định hướng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng lắp ghép ở khu vực Việt Nam và Đông Nam Á, HRC Việt Nam chuyên thi công nhà xưởng bê tông cốt thép đúc sẵn có chất lượng cao, khả năng chịu lực, chống cháy tốt, quá trình thực hiện nhanh chóng.
Bê tông đúc sẵn là một trong những vật liệu đang được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp hiện nay
HRC Việt Nam mang thương hiệu và vốn đầu tư của Nhật Bản, có quy trình xây dựng hiện đại, đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và có tay nghề cao. Chúng tôi đã thi công nhiều dự án lớn của các chủ đầu tư Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của chúng tôi đều rất hài lòng và có đánh giá tốt về sản phẩm.
Ngoài ra, HRC Việt Nam còn có chính sách bảo dưỡng miễn phí trong 01 năm và cam kết bàn giao công trình đúng thời hạn đã đề ra.
Trên đây toàn bộ thông tin về nhà xưởng công nghiệp mà HRC Việt Nam muốn chia sẻ đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, hãy liên hệ với HRC Việt Nam nhé! Chúng tôi cam kết là đơn vị thi công nhà xưởng công nghiệp uy tín, chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình.