• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Top 5 nguyên nhân “đắp chiếu” công trình xây dựng

Thời gian qua, hàng loạt công trình xây dựng bị “đắp chiếu” gây thất thoát cho ngân sách của chủ đầu tư, nhà thầu hàng trăm tỷ đồng. Vậy, đâu là nguyên nhân của thực trạng này? Làm thế nào để các chủ đầu tư, nhà thầu công trình xây dựng “tháo gỡ” vấn đề này?

Trong bài viết này, HRC Việt Nam sẽ tổng hợp 5 nguyên nhân “đắp chiếu” công trình xây dựng.

1. Không đủ chi phí để công trình xây dựng tiếp tục vận hành

Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” đều gặp khó khăn do phải tổ chức ăn, ở tại chỗ, trang thiết bị cho sinh hoạt,... nên chi phí tăng cao. Đặc biệt, chi phí xét nghiệm định kỳ 3 ngày/lần hoặc 7 ngày/lần theo quy định của Bộ Y tế đối với công nhân khiến doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền rất lớn. Điều này đã khiến cho công trình xây dựng không còn đủ kinh phí để tiếp tục vận hành.

Không đủ chi phí để tiếp tục thi công công trình

Không đủ chi phí để tiếp tục thi công công trình

2. Không đủ khả năng duy trì hoạt động xây dựng 

Việc triển khai “3 tại chỗ” đã chứng minh hiệu quả tại Bắc Giang, Bắc Ninh và đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, phương án này không dễ thực hiện. Các doanh nghiệp không chỉ chịu chi phí lớn hơn mà còn phải hết sức cảnh giác phòng ngừa, không để dịch xâm nhập từ bên ngoài, nếu có mầm bệnh thì phải nhanh chóng xử lý, không để lây lan rộng. Chính điều này cũng khiến doanh nghiệp không đủ kinh phí để duy trì hoạt động xây dựng.

3. Khủng hoảng thị trường 

Những khó khăn của chủ đầu tư, nhà thầu khi thực hiện dự án công trình xây dựng bao gồm:

Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tăng

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá của nhiều loại vật liệu xây dựng tăng cao do ảnh hưởng của COVID-19, hầu hết các công trình xây dựng phải thi công cầm chừng, nhiều chủ đầu tư, nhà thầu phải chấp nhận dừng xây nhà chờ “bão giá” vật liệu qua đi.

Theo khảo sát thị trường cho thấy, giá các loại VLXD tăng khoảng 25% so với đầu năm, trong đó tăng cao nhất là thép, sắt xây dựng. Nguyên nhân khiến giá thép tăng “phi mã” là do nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này liên tục tăng và ngành thép phụ thuộc rất lớn từ nguồn nhập khẩu.

Giá vật liệu thép tăng đáng kể

Giá vật liệu thép tăng đáng kể

Bên cạnh đó, xăng dầu cũng tăng giá, kéo theo giá các vật liệu xây dựng khác tăng khoảng 20 – 25%. Cụ thể, cát và đá tăng giá khoảng 15 – 20%, gạch xây tăng khoảng 10%, xi măng, gạch ốp lát, bê tông tăng khoảng 5 – 10%,...

Một số nhà thầu, chủ đầu tư xây dựng cho biết, đang phải thương lượng lại giá trong các hợp đồng xây dựng đã ký hoặc phải điều chỉnh tiến độ thi công để “đợi” giá VLXD ổn định trở lại mới có thể tiếp tục tiến hành, động thái này kéo theo nhiều dự án trên thị trường bị trễ tiến độ đã đề ra trước đó. 

Công trình thi công dang dở

Công trình thi công dang dở

Hoạt động xây dựng nói chung vẫn đang “u ám”, hàng loạt công trình xây dựng trọng điểm vẫn đang “mắc kẹt” và nhiều chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

>>> Xem chi tiết giá vật liệu xây dựng thay đổi gây ra hậu quả khó lường ra sao?

Chi phí thuê nhân công tăng

Sự lây lan rộng rãi của dịch bệnh COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho chủ đầu tư, nhà thầu công trình xây dựng về chi phí nhân công tăng, thiếu hụt lao động, thiếu kỹ năng và người lao động thiếu cam kết với doanh nghiệp.

4. Không đủ nguồn nhân lực 

Dịch bệnh ngày càng phức tạp, công nhân gần như không thể đi làm, do đó nhiều công nhân đã nghỉ việc về quê sinh sống, lập nghiệp. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp khủng hoảng nguồn nhân lực trầm trọng, thậm chí một số doanh nghiệp đã kêu gọi công nhân ở lại và hứa sẽ tăng lương khi đi làm nhưng vẫn không giữ được nhiều người ở lại.

Thiếu nguồn nhân lực trầm trọng

Thiếu nguồn nhân lực trầm trọng

5. Không duy trì được với các đối tác

“Một cây làm chẳng nên non”, câu tục ngữ này nói lên tính chất điển hình hiện diện trong các dự án đầu tư xây dựng. Trong quá trình gây dựng nên những công trình vĩ đại, không thể không kể đến sự hợp tác đa phương của chủ thầu cùng nhiều đối tác khác nhau. Những vị đối tác này sẽ trở thành “cổ đông” để cùng chia sẻ lợi ích và cùng gánh vác trách nhiệm thuộc về những công trình đã đầu tư.

Doanh nghiệp bị đối tác “bỏ rơi”

Doanh nghiệp bị đối tác “bỏ rơi”

Tuy nhiên, “liên minh” này có thể tan vỡ bất cứ lúc nào khiến các công trình rơi vào tình trạng “đắp chiếu” dài hạn hoặc kéo dài thời gian hoàn thành hơn so với dự kiến. Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tác nhân này có thể kể đến như:

  • Đại dịch COVID-19 đã vô tình “nhấn chìm” nền kinh tế, vô số doanh nghiệp kinh doanh và thật không may nếu trong danh sách này có cả các đối tác thuộc công trình xây dựng mà doanh nghiệp đang vận hành.

  • Quyết toán công trình xây dựng không minh bạch dẫn đến mâu thuẫn trong việc chia doanh thu.

  • Chất lượng của công trình không đạt yêu cầu hoặc không đúng như những gì mà các bên đã thỏa thuận ban đầu. Những thay đổi trong thiết kế dẫn đến phải phá dỡ công trình xây dựng là trường hợp không khó để bắt gặp trong lĩnh vực này.

>>> Cập nhật tình hình bất động sản công nghiệp trong đại dịch COVID-19

Vật liệu bê tông lắp ghép HRC Việt Nam

Vật liệu bê tông lắp ghép HRC Việt Nam

>>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp lắp ghép

Để giải quyết các vấn đề này, đòi hỏi các chủ đầu tư, nhà thầu phải đưa ra giải pháp phù hợp để việc thi công công trình xây dựng không bị gián đoạn. Hiện tại, HRC Việt Nam đã và đang cung cấp vật liệu xây dựng bê tông lắp ghép, nếu chủ đầu tư, nhà thầu đang có ý định tìm kiếm đối tác thì HRC Việt Nam là một gợi ý tuyệt vời.   

 

Tin tức liên quan

Báo giá x