• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Cập nhật tình hình bất động sản công nghiệp trong trận đại chiến COVID

 

Bất động sản công nghiệp đã có những chuyển biến như thế nào trước diễn biến đầy phức tạp của đại dịch COVID? Ảnh hưởng của đại dịch đến các lĩnh vực liên quan là gì? Cùng HRC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tình hình bất động sản công nghiệp 2021

Đại dịch COVID đang diễn biến hết sức khó lường, thị trường bất động sản công nghiệp trong nước ở cả hai miền Nam – Bắc đều rơi vào tình trạng khan hiếm, trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục gia tăng.

Tình hình bất động sản công nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2021

Trong 4 tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản công nghiệp trong nước vẫn ghi nhận những khởi sắc nhất định và nắm giữ nhiều lợi thế lớn. 

Theo đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn đổ vốn mạnh vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Ví dụ, Boustead Projects đã bỏ ra 6,9 triệu USD để mua lại 49% cổ phần của KTG Industrial Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, ESR Cayman Limited và BW đồng hợp tác thành lập liên doanh mới với mục tiêu phát triển 240.000m2 tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 4 hoặc KCN Việt Nam, mua lại quỹ đất rộng 250ha với tổng vốn đầu tư lên đến 300 triệu USD.

Tình hình bất động sản công nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2021 đầy hứa hẹn

Cùng lúc đó, việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ Đại Lục sang các khu vực có lợi thế cạnh tranh, an toàn cho đầu tư hơn như Việt Nam, trở thành cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc nội nói chung. Đồng thời, Hiệp định EVFTA cũng góp phần không nhỏ để đưa nước ta đứng trước cơ hội chuyển mình, trở thành một trong những trung tâm sản xuất mới của thế giới.

Tình hình bất động sản công nghiệp tại thời điểm dịch COVID bùng phát lần thứ 4

Sau khi ghi nhận những thành tích đầy hứa hẹn vào đầu năm nay, thị trường bất động sản bắt đầu chững lại. Trước những biến hóa khôn lường của làn sóng dịch COVID lần thứ 4, tín dụng ngân hàng bị siết chặt. Đồng thời, vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản giảm, khiến thị trường này gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện tín hiệu lạc quan, hoạt động M&A ở phân khúc bất động sản công nghiệp diễn ra khá sôi động.

Thị trường bất động sản công nghiệp bắt đầu chững lại ở làn sóng dịch COVID lần thứ 4

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đổ vào bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 1,17 tỷ USD, ít hơn 1,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc gia trong thời gian ngắn. Nhất là trong bối cảnh các dự án đầu tư công bị đình trệ. Đồng thời các dự án của khu vực tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn.

Đứng trước diễn biến trên, Chính phủ đã có nhiều động thái để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, Chính phủ khuyến khích nâng cấp cơ sở hạ tầng, thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô, điều chỉnh tài chính linh hoạt để góp phần cải thiện và tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản. Điều này có tác động rất lớn lên nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. 

Ảnh hưởng của dịch COVID đến các lĩnh vực liên quan

Khu công nghiệp

Tính đến quý 1 năm 2021, cả nước có 370 khu công nghiệp với tổng diện tích 115.200ha. Trước những biến động của đại dịch COVID, bất động sản khu công nghiệp trở thành “tầm ngắm” của sự trì trệ. Lần lượt các khu công nghiệp phía Bắc (dàn trải ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,...), miền Trung (Đà Nẵng) hay miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An,...) đang đối mặt với nhiều thách thức.

Bất động sản công nghiệp trở thành “tầm ngắm” của sự trì trệ

Số ca nhiễm của công nhân làm trong các khu công nghiệp tăng cao, khiến các nhà máy phải đóng cửa, dẫn đến trì trệ sản xuất. Đây là một diễn biến được các giới quan chức lãnh đạo đánh giá là cực kỳ nguy hại và cần chủ động đẩy lùi. 

Hiện tại, nhờ sự quyết liệt của Chính phủ cùng việc tích cực xét nghiệm nhanh chóng, phân luồng cách ly hợp lý. Điển hình như tỉnh Thái Nguyên có 200.000 lao động tại khu công nghiệp, tỉnh chuẩn bị sẵn 47 cơ sở cách ly, 4 bệnh viện dã chiến để phòng và chống dịch. Các ổ dịch tại các khu bất động sản công nghiệp vì thế mà cơ bản đã được kiểm soát.

Công ty môi giới bất động sản

Dịch bệnh kéo dài gây nên nhiều khủng hoảng tâm lý cho các nhà môi giới bất động sản công nghiệp. Nhiều công ty môi giới rơi vào tình trạng thất nghiệp và con số này đến nay vẫn không ngừng tăng lên. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 tháng trở lại đây đã có 50% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu không vượt quá 10%.

Đại dịch COVID đã gây nên vô số biến động trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị môi giới bất động sản công nghiệp

Mặc dù đại dịch COVID đã gây nên vô số biến động trong hoạt động kinh doanh của các sàn giao dịch và môi giới bất động sản. Nhưng thị trường vẫn có những điểm sáng nhất định. Các nhà môi giới bất động sản có thể lạc quan khi nhìn vào mối tương quan của các kênh đầu tư thuộc thị trường nhà ở. 

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, dù dịch bệnh khiến nguồn cung chững lại. Nhưng nhu cầu căn hộ bán tại thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh luôn vượt cung. Đặc biệt là giá bán sơ cấp đối với các căn hộ vẫn không ngừng tăng lên. 

Ngành vật liệu xây dựng

Trên thực tế, ngành vật liệu xây dựng luôn gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực bất động sản và nhu cầu xây dựng nhà ở. Trong quý 1 năm 2020, thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến sự sụt giảm nặng nề về nguồn cung và sức cầu của hầu hết mọi phân khúc nhà ở. Điều này cũng có thể hiểu là nhu cầu về vật liệu xây dựng chẳng hạn như: sắt, thép, xi măng, gạch xây, trang thiết bị nội thất,… đều giảm mạnh.

2021 được xem là một năm đầy thách thức của ngành vật liệu xây dựng

>>> Xu thế năm 2021: VLXD xanh và VLXD thông minh.

Ở một diễn biến khác, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,4%. Hiện nay, dưới tác động của dịch COVID-19, mặt bằng chung nhiều loại vật liệu xây dựng tăng khoảng 25% so với đầu năm. Đặc biệt, giá thép không ngừng “nhảy múa” đã khiến nhiều chuyên gia dự báo rằng nếu không kịp thời kìm hãm thì bất động sản có thể sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến người mua nhà.

Có thể thấy, dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến thị trường vật liệu xây dựng. Vì thế, cùng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ về vốn, tín dụng, tài chính, thuế… các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng cần nỗ lực hơn rất nhiều để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.

>>> Bảng giá vật liệu xây dựng 2021 thay đổi gây ra hậu quả khó lường

Tóm lại, dịch COVID nhuộm lên “bức tranh” kinh tế những gam màu “xám xịt”. Những tác động tiêu cực này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường bất động sản công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trước diễn biến khó lường trên, các doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, nỗ lực hơn gấp nhiều lần, đồng thời tận dụng những chính sách hỗ trợ của Chính phủ để có thể tồn tại, phát triển trong và sau đại dịch.

Tin tức liên quan

Báo giá x