• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Bảng giá vật liệu xây dựng 2021 thay đổi gây ra hậu quả khó lường

Giá vật liệu xây dựng chắc chắn là yếu tố được các chủ đầu tư cũng như nhà thầu quan tâm hàng đầu khi có ý định thi công, xây dựng các công trình. Do đó, sự biến động của giá vật liệu xây dựng, nhất là đang trên đà tăng mạnh vào năm 2021 khiến các nhà thầu luôn trong tình trạng bất an. Để biết được bảng giá vật liệu xây dựng thay đổi ra sao, mời quý khách cập nhật nội dung chi tiết trong bài viết sau.

Tình hình “bão giá” vật liệu xây dựng năm 2021

Giá vật liệu xây dựng được đánh giá là tăng mạnh trong năm nay (2021). Tính đến thời điểm hiện tại, mức giá các loại vật tư trong xây dựng đều tăng lên khoảng 25% so với thời điểm đầu năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất phải kể đến giá sắt - thép. Cụ thể, đầu năm nay, giá thép dao động từ 15 - 16 triệu đồng/ tấn. Tuy nhiên, hiện tại con số này đã lên tới 24 - 25 triệu đồng/ tấn, như vậy là tăng tới 66%. 

Giá vật tư xây dựng, nhất là sắt thép tăng vọt trong nửa đầu 2021
(Nguồn ảnh: tuoitre.vn)

Không chỉ có giá thép tăng vọt mà một số loại vật tư khác như cát, xi măng,... cũng thay đổi thời giá một cách chóng mặt. Đặc biệt là ở một số địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cát xây dựng ngày càng trở nên khan hiếm, việc khai thác cũng gặp nhiều khó khăn. 

Cụ thể, giá xi măng tăng từ 30.000-50.000 đồng/tấn, giá cát cũng tăng gần gấp đôi bởi nguồn cung không đủ cầu. Thậm chí, giá cát vàng có khi tăng đến 500.000 đ/m3. 

Nhà thầu phải “rút bớt” tiền VLXD để tránh phá sản

Bảng giá vật liệu xây dựng tăng mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình xây dựng đang dở dang hoặc sắp bắt đầu triển khai. Trước vấn đề này, liệu các nhà thầu phải giải quyết ra sao?

Với tình trạng như hiện tại, không thể nào loại trừ trường hợp nhà thầu buộc phải thực hiện dự án theo cách thức “gọt chân vừa giày” nếu không muốn rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Nhằm giảm bớt chi phí xây dựng giữa “bão giá” của các loại vật tư, các chủ nhà thầu buộc phải kìm hãm tiến độ thi công công trình bằng cách xén bớt vật liệu xây dựng như giảm vữa bê tông, giảm bớt lượng sắt thép, thay thế những loại vật liệu rẻ tiền hơn,...


Nhà thầu “điêu đứng” vì giá vật liệu biến đổi chóng mặt

Chính vì vậy, cơ quan Nhà nước cần phải nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới thì chắc chắn không tránh khỏi những hậu quả khó lường. 

Hậu quả nặng nề khi bảng giá vật liệu xây dựng tăng

Giá vật liệu xây dựng tăng không những khiến cho nhà thầu “điêu đứng” mà chủ hộ xây dựng cũng hết sức hoang mang. Một số hậu quả có thể kể đến như:

Chất lượng công trình giảm

Việc nhà thầu “cắt xén” vật tư trong xây dựng chắc chắn về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi bàn giao công trình sẽ không được đảm bảo chất lượng đúng như cam kết ban đầu giữa nhà thầu và chủ công trình. Tất nhiên, chất lượng công trình giảm thì mức độ an toàn của công trình cũng giảm theo. Đây là một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất bị tác động bởi giá vật liệu xây dựng. 

Chất lượng và tiến độ công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Chậm tiến độ thi công công trình

Khi giá vật liệu tăng cao, tiến độ xây dựng nhà xưởng công nghiệp cũng ảnh hưởng nặng nề. Một số doanh nghiệp buộc phải giảm nhân công, hoạt động một cách cầm chừng để chờ đợi giá vật liệu xây dựng “hạ nhiệt” hoặc đưa ra kiến nghị điều chỉnh kinh phí. Nhiều chủ hộ công trình chấp nhận làm lễ động thổ lấy ngày nhưng không tiến hành thi công. Thậm chí nhiều công trình phải tạm hoãn vô thời hạn do không đủ tiềm lực tài chính. 

Giải pháp sử dụng vật liệu tái chế cho công trình xây dựng

Lý giải về việc bảng giá vật liệu xây dựng liên tục tăng cao, đại diện Cục Công nghiệp Bộ Công Thương cho biết, hầu như các nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của vật tư xây dựng, nhất là thép hiện nay phần lớn đều phải nhập khẩu. Hơn nữa, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, các ngành liên quan đến logistics không thể tăng gia sản xuất. Vì vậy, nguồn nguyên liệu khan hiếm là điều hiển nhiên. 

Trước thực trạng này, việc đề ra các giải pháp thay thế cho vật tư xây dựng là điều thiết yếu. Điển hình như cát tự nhiên là nguyên vật liệu rất cần thiết trong xây dựng công trình. Thế nhưng lượng cát tự nhiên này có hạn. Vậy cần phải có các vật liệu thay thế cho cát tự nhiên để việc thi công không gặp gián đoạn.

Cát tự nhiên khan hiếm - đâu là vật liệu tái chế phù hợp?

Sử dụng xỉ đồng để thay thế một phần của nguyên liệu cát tự nhiên ở dạng cốt liệu mịn trong bê tông làm vỉa hè là một đề xuất đã được triển khai. Nó không làm ảnh hưởng đến độ kết dính hay cường độ nén và uốn của bê tông. Bên cạnh đó, xỉ lò cao từ các nhà máy xi măng cũng được tận dụng làm vật liệu thay thế cho cát tự nhiên. Nó góp phần làm tăng cường độ nén của xi măng. 

Ngoài ra, bụi đá từ các nhà máy nghiền đá kết hợp với tro bay cũng tạo ra một loại vật liệu có thể thay thế hoàn toàn cho cát tự nhiên. Sử dụng tro bay trong sản xuất bê tông còn giúp giảm tiêu thụ xi măng, giảm phản ứng kiềm silica, tính thấm,...

>>> Tham khảo thêm: Xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng.

Tạm kết

Dự đoán, bảng giá vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý III và quý IV/2021. Việc điều chỉnh hoặc thay đổi giá cả vật tư cần phải có sự can thiệp của cơ quan Nhà nước.

 

Tin tức liên quan

Báo giá x