• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn

Hiện nay, giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn đang rất được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Giải pháp thi công lắp ghép này không những mang lại nhiều ưu điểm vượt bậc với chi phí hợp lý mà còn giúp rút ngắn thời gian xây dựng. 

Giải pháp thi công lắp ghép

Tất tần tật thông tin về giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn

Giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn đang từng bước thay thế các phương thức truyền thống trong xây dựng công trình dân dụng như nhà ở, nhà trọ, nhà xưởng, khu công nghiệp,...

Giải pháp thi công lắp ghép là gì?

Giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn là công nghệ thi công lắp ghép tại hiện trường, sử dụng các cấu kiện bê tông đã được đúc sẵn ở nhà máy rồi được vận chuyển đến công trường để lắp ghép thành các kết cấu chịu lực, các cấu kiện này sẽ được liên kết bằng các mối liên kết bê tông.

Các cấu kiện bê tông đúc sẵn có thể là tấm tường, hàng rào bê tông đúc sẵn, cọc bê tông, móng điện, ống cống, dầm cầu và nhiều loại cấu kiện khác. 

>>> Xem thêm thông tin về các loại cấu kiện tấm bê tông đúc sẵn của HRC Việt Nam.

Các vật liệu dùng trong thi công bê tông lắp ghép

Để giải bài toán xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, ngoài các vật liệu truyền thống như gạch, đá,... những thành phẩm từ bê tông lắp ghép xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng tính thức thời trong lĩnh vực này. Các công nghệ được ứng dụng khi thực thi giải pháp thi công lắp ghép gồm: 

  • - Các công nghệ khối xây.

  • - Khối xây lớn.

  • - Panel.

  • - Panel tấm lớn.

  • - Xây dựng khung.

  • - Xây dựng liền khối.

Giải pháp thi công lắp ghép tấm tường bê tông

Tấm tường bê tông lắp ghép W20030 tại HRC Việt Nam

Tất cả các công nghệ này đều mang nhiều ưu điểm vượt trội và luôn được đổi mới không ngừng nhờ sử dụng các vật liệu tiên tiến. Các vật liệu dùng trong thi công bê tông lắp ghép có thể kể đến như:

  • - Tấm Smartwood.

  • - Sàn Deck.

  • - Tấm xi măng (tấm Cemboard).

  • - Tấm ốp tường Conwood.

  • - Tấm thạch cao.

  • - Tấm Panel PU.

Các vật liệu này có thể dễ dàng được bắt gặp trong các hạng mục như: nhà ở, trường học, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe, cơ quan hành chính, trung tâm thể thao, giải trí,... hoặc các cơ sở hạ tầng hay công trình công nghiệp. 

Về cơ bản, giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông là quy trình khép kín từ giai đoạn sản xuất các chi tiết, cấu kiện bằng bê tông cốt thép tại nhà máy đến giai đoạn cung cấp các vật liệu này tới công trường xây dựng. Sau đó, chúng sẽ được lắp ghép với các khung chịu lực và trang trí bằng nhiều mảng tường kiến trúc nghệ thuật cũng được sản xuất sẵn trong nhà máy.

Ứng dụng của giải pháp thi công lắp ghép

Trong thời gian gần đây, nhiều thành tựu trong nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công việc đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất bê tông đúc sẵn phát triển. Giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng công trình. Những ưu điểm nổi bật khiến công nghệ xây dựng hiện đại này được nhiều chủ nhà thầu ưa chuộng đó là thời gian thi công nhanh, có độ bền cao, tiết kiệm nguyên vật liệu và tối ưu chi phí thi công nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, công năng và chất lượng công trình.

Giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn

Giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn được rất nhiều chủ nhà thầu sử dụng hiện nay

Một số ứng dụng phổ biến của giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn hiện nay gồm: 

  • - Xây dựng công trình nhà ở dân dụng cao tầng, nhà trọ, xây dựng sàn và cầu thang trong chung cư,...

  • - Xây dựng các công trình xã hội như trường học, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe, văn phòng, phòng tập thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí,...

  • - Xây dựng các công trình công nghiệp như nhà xưởng, khu công nghiệp,...

  • - Xây dựng cầu, hệ thống thoát nước và các cơ sở hạ tầng khác.

Giải pháp thi công lắp ghép nhà máy

Giải pháp thi công lắp ghép nhà máy bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn

Các giải pháp thi công lắp ghép thường được sử dụng

Giải pháp thi công lắp ghép tấm tường bê tông vào giữa 2 khe cột chữ H

Phương pháp lắp tấm tường bê tông vào giữa 2 khe cột chữ H được diễn ra như sau:

  • - Đầu tiên, đơn vị thi công xây dựng cần kiểm tra xem các khe rãnh của cột chữ H đã đạt độ chuẩn hay chưa, nếu có trục trặc thì cần xử lý trước khi tiến hành lắp tường. Những tấm tường bê tông cần phải được gia công, xử lý bằng cách đo, cắt sẵn tại nhà máy theo đường mực vạch sẵn trước khi được dựng lên.

  • - Tiếp theo, đơn vị thi công sẽ yêu cầu cho vận chuyển tấm tường đến công trường và tiến hành lắp ráp theo bản vẽ thiết kế. Tấm tường lõi rỗng sẽ được lắp đặt nằm ngang vào rãnh khe cột chữ H và ráp từ trên đỉnh cột xuống.

Các tấm tường khi đã được lắp ghép

Các tấm tường khi đã được lắp

  • Khi đã lắp xong, đơn vị thi công cần kiểm tra lại độ thẳng đứng của bề mặt vách và nêm cố định tấm tường. Sau đó tiến hành chèn vữa xi măng mác cao (có phụ gia kết dính giữa bê tông cũ và mới) vào khe hở của tấm tường và khe cột chữ H là hoàn thành.

Giải pháp thi công lắp ghép tấm sàn lõi rỗng với hệ khung bê tông cốt thép chịu lực

Đầu tiên, cần kiểm tra kết cấu gối đỡ để xác định các kích thước của tấm sàn đã phù hợp với thiết kế hay chưa, đồng thời xem thử mặt đỡ vật liệu để đảm bảo độ phẳng, nhẵn.

Tiến hành lắp tấm sàn sau khi các kết cấu chịu lực đã ổn định bằng nhiều liên kết cố định như chèn vữa không có mối nối hoặc hàn hay lắp bu lông liên kết. Trong một số trường hợp, dầm phải được chống đỡ bên dưới theo quy định của bản vẽ thiết kế hoặc chỉ dẫn của chủ công trình.

Trình tự và hướng lắp tấm sàn cần phải đảm bảo khả năng liên kết giữa các tấm sàn với kết cấu chịu lực và độ ổn định cho công trình. Diện tích tiếp xúc của tấm sàn lên gối tựa phải cam kết đúng theo nội dung của bản thiết kế.

Giải pháp thi công lắp ghép tấm sàn lõi rỗng

Giải pháp thi công lắp ghép tấm sàn lõi rỗng với hệ khung bê tông cốt thép chịu lực

Khi thực hiện giải pháp thi công lắp ghép này, các tấm sàn bê tông lõi rỗng khi lắp cạnh nhau có thể không ăn khớp giữa mặt đáy sàn và mái vì có sự chênh lệch về độ vồng và độ dày. Người ta có thể điều chỉnh lỗi trên bằng cách kích cây chống bên dưới, gia tải. Điều này giúp giảm tác động của độ vồng cùng sự chênh lệch theo đường thẳng đứng của các cấu kiện lắp cạnh nhau. Bước này cần tiến hành trước khi liên kết các cấu kiện hoặc đổ lớp bê tông bù mặt sàn.

Lưu ý: Khi lắp đặt tấm sàn trong công trình nhà ở nhiều tầng, cần phải lắp đặt và liên kết các tấm giằng với nhau đầu tiên.

>>> Ưu điểm vượt trội của giải pháp thi công lắp ghép bê tông WPC.

Tiêu chuẩn khi áp dụng các phương pháp liên kết

Liên kết phương dọc

Liên kết khớp bulong móng

Bulong móng hay còn được biết đến với tên gọi bulong neo, là một loại bulong có hình dáng đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc cố định kết cấu xây dựng nói chung và kết cấu thép nói riêng.

Bulong móng có khả năng neo giữ tốt bởi cấu tạo gồm một đầu được tiện ren như các loại bulong thông thường và cố định bởi lực siết với đai ốc cùng long đen, đầu còn lại được thiết kế uốn cong theo các dạng chữ cái (như J, L, U, V), có vai trò định vị bu lông được chắc chắn hơn để chúng không bị dịch chuyển hoặc rơi ra khỏi liên kết.

Trong thực tế, liên kết khớp bulong móng được ứng dụng trong vô số các công trình khác nhau như:

  • - Thi công nhà xưởng: Dùng để liên kết đế của chân cột móng với công trình nhằm tạo nên tính chắc chắn và bền vững cho toàn bộ hệ thống mái che của công trình.

  • - Hệ thống điện chiếu sáng: Để cố định chân đèn. Bulong trong trường hợp này cần được mạ phần ren để tránh bị ăn mòn bởi các yếu tố ngoại vi.

  • - Máy móc công nghiệp: Nhằm làm giảm rung lắc, tránh gây sai số máy móc trong quá trình làm việc.

Liên kết đỉnh - xà gồ: Liên kết ngàm khóa đỉnh

Các loại xà gồ ngày nay thường được làm từ thép mạ hợp kim nhôm - kẽm nên có khả năng chịu lực tốt, dễ dàng vận chuyển và tháo, lắp. Cùng với đó, việc được mạ hợp kim bên ngoài sẽ giúp cho xà gồ chống lại sự ăn mòn từ các yếu tố ngoại vi.

Cấu tạo của liên kết ngàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ cứng của các cấu kiện giằng (dầm, sàn) hay chiều dài của các cấu kiện thành phần tại vị trí nút liên kết đang xét.

Liên kết ngàm

Ngàm có thể chịu được lực ngang, đứng và cả mô men. Bởi vì ngàm có thể cản trở chuyển vị thẳng và xoay nên được biết đến như là gối đỡ cứng. Điều này được hiểu là, kết cấu chỉ cần có 1 liên kết cứng này là có thể ổn định, bất biến hình, ba phương trình cân bằng đều đạt trạng thái duy trì. 

Ví dụ: Cột cờ cắm trên móng bê tông, lúc này liên kết ngàm được thể hiện bởi 2 thành phần lực thẳng và ngang cùng với 1 mô men.

Liên kết phương ngang

Giằng móng là một ví dụ điển hình của kết cấu theo phương ngang. Đây là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong công trình và không thể nào vắng mặt. Bởi vì, nếu không có sự liên kết giữa các móng thì không thể nào đạt đến mức độ hoàn hảo cao nhất. Tùy vào từng vị trí cột trong công trình mà chúng sẽ được bố trí nằm ở giữa, trong hoặc mặt ngoài của cột. 

Giằng móng có nhiều hình dạng khác nhau như: hình thang, chữ nhật hoặc chữ T. Ngoài ra, người ta chọn giằng còn phụ thuộc vào độ tương thích đối với công trình và nền móng. Theo những tiêu chí nêu trên, giằng móng sẽ được chia thành 3 loại sau:

  • - Giằng móng đơn: Có vai trò làm vật đỡ cho các móng cốc, hạn chế khả năng xảy ra hiện tượng sụt lún giữa các đài móng với nhau.

  • - Giằng móng băng: Sản phẩm được ưa chuộng trong nhiều công trình bởi độ tương thích cao và khả năng chịu lực tốt.

  • - Giằng móng bè: Sử dụng trên các nền đất yếu để gia tăng khả năng chịu lực của công trình.

Các liên kết khác

Liên kết neo bê tông cốt thép kết hợp với lưới thép cũng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, neo bê tông cốt thép có thời gian đông cứng chậm, chịu tải ban đầu kém. Do đó, người ta đã điều chỉnh neo bê tông cốt thép có phụ gia đông cứng nhanh, góp phần tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng được yêu cầu cơ giới hóa khai thác của công trình.

Hiệu quả của giải pháp thi công lắp ghép bê tông đúc sẵn mang lại cho nhà thầu

Những ưu điểm cơ bản của giải pháp thi công lắp ghép bê tông đúc sẵn trong xây dựng đã được kiểm nghiệm qua thực tế và có thể tóm lược như sau:

  • - Nguyên vật liệu được sử dụng cho giải pháp thi công lắp ghép bê tông khá cơ bản (xi măng, sỏi, đá dăm,...), mức độ tiêu hao nguyên liệu ít hơn 1,5 lần so với xây dựng liền khối và sử dụng panel.

  • - Gia tăng 15 - 20% diện tích hữu dụng so với xây gạch truyền thống.

  • - Việc hàn trên công trường được loại bỏ.

Hiệu quả của giải pháp thi công lắp ghép

Giải pháp thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn giúp giảm tối đa chi phí vận chuyển

  • - Yêu cầu về tay nghề của công nhân xây dựng không còn quá khắt khe khi khối lượng công việc phần lớn được diễn ra trong nhà xưởng khép kín.

  • - Rút ngắn thời gian thi công 1,5 lần so với xây gạch liền khối.

  • - Giảm thiểu tối đa khối lượng các kết cấu chịu lực. Khối lượng kết cấu không lớn nên có thể hạn chế được việc sử dụng các tháp cẩu có sức nâng lớn.

  • - Thi công vật liệu lắp ghép giúp giảm tối đa chi phí vận chuyển.

  • - Tính đa dạng của các chi tiết cho phép ứng dụng chúng vào bất cứ thiết kế kiến trúc xây dựng nào. 

Hiện nay, giải pháp thi công lắp ghép bê tông đúc sẵn đang là giải pháp thay thế khả thi trong các công trình xây dựng có quy mô lớn và mặt tiền thông gió. Vật liệu này không chỉ đảm bảo tuổi thọ lâu dài, chi phí cạnh tranh mà còn cho phép thực hiện nhiều phương án khác nhau đối với mặt tiền của công trình. Nếu chủ nhà thầu có nhu cầu đặt mua tấm bê tông đúc sẵn có chất lượng cao mà giá thành cạnh tranh, hãy liên hệ ngay với HRC Việt Nam nhé!

Tin tức liên quan

Báo giá x