• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Đài móng cọc là gì? Kích thước chuẩn và kết cấu thép đài móng cọc

 

Đài móng cọc là một trong các bộ phận quan trọng giúp đảm bảo sự vững chắc cho công trình. Tuy nhiên, cụ thể thì khái niệm của chúng là gì? Kích thước tiêu chuẩn được quy định thế nào cũng như công tác gia công cốt thép trong bố trí thép đài móng cọc ra sao? Cùng HRC Việt Nam tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này!

Đài móng cọc là gì? 

Đài móng cọc là một trong những bộ phận bắt buộc phải có của các công trình xây dựng được thi công trên nền đất yếu hoặc có tải trọng lớn hiện nay nhằm đảm bảo độ chắc chắn, tính bền vững qua thời gian dài sử dụng. Việc thi công một trong hai bộ phận là đài móng hoặc đài cọc nếu bị lỏng lẻo, sai kỹ thuật hay phân bố không đồng đều sẽ dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn ngay sau đó, dễ xảy ra tình trạng nứt vỡ công trình tại nhiều vị trí, giảm độ bền vững. 

Đài móng là gì?

Trong các công trình xây dựng, đài móng là bộ phận đóng vai trò liên kết các cọc lại với nhau theo đúng kỹ thuật, đảm bảo sự chắc chắn. Điều này giúp phân bổ tải trọng công trình từ trên nén xuống đất một cách đồng đều, tránh được trường hợp công trình bị nghiêng đổ hoặc sụt lún.

Đài móng là gì?

Đài móng được chia làm hai loại là đài mềm và đài cứng, mỗi loại sẽ có kích thước cũng như mục đích và trường hợp sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất cũng như kết cấu của từng khu vực đất mà đài móng sẽ được xây dựng dưới dạng hình chữ nhật, hình côn, hình tam giác, hình tròn,... khác nhau sao cho đảm bảo được đài và cọc hợp với nhau thì mới gia tăng được độ bền của nền móng.  

Đài cọc là gì?

Giống như đài móng, đài cọc cũng là một phần trong công trình, có nhiệm vụ liên kết các cọc lại với nhau, góp phần phân bổ đồng đều lực tác động từ toàn bộ công trình bên trên xuống đất an toàn, có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ các thiết bị khác có trọng lượng nặng hơn. 

Đài cọc là gì?

Có thể thấy, giữa đài móng và đài cọc là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời, luôn đi liền với nhau. Tuy vậy, cần lưu ý rằng chúng vẫn là hai bộ phận khác nhau, không thay thế đài cọc bằng đài móng và ngược lại. 

Kích thước tiêu chuẩn của đài móng cọc

Sau khi đã hiểu được khái niệm đài móng cọc là gì, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tiêu chuẩn kích thước đài móng cọc. 

Như đã đề cập ở trên, vì đài móng và đài cọc có chức năng khác nhau nên chúng cần được thiết kế và chế tạo với các tiêu chuẩn kích thước phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng công năng của mình. 

Sau đây là thông tin về kích thước tiêu chuẩn của từng bộ phận: 

Kích thước tiêu chuẩn của đài cọc

Các tiêu chuẩn đối với kích thước đài cọc bao gồm:

  • Khoảng cách được tính từ vị trí mép đài đến trung tâm cột phải lớn hơn đường kính cột nhà và tính từ mép đài đến cọc phải lớn hơn 150mm. 

  • Bề rộng của đáy đài cọc so với đường kính không được bé hơn 2 lần và phải lớn hơn con số cụ thể là 600mm. 

  • Độ dày đài cọc cần đảm bảo được điều kiện không bé hơn 300mm và khi nhìn từ bên phải đài cọc, thợ thi công có thể thấy được kết cấu bên trên của căn nhà.  

Kích thước tiêu chuẩn của đài móng

Đối với kích thước đài móng, cần lưu ý:

  • Độ dài khoảng cách từ mép đài móng đến vị trí trung tâm cột biên không được nhỏ hơn bình quân chiều dài cạnh của cọc. Vị trí từ mép đài đến cọc phải có khoảng cách lớn hơn 150mm. 

  • Đài móng 1 hàng hay đài móng 2 hàng đều cần đảm bảo bề rộng đáy lớn hơn chiều dài cọc công trình 2 lần và chiều rộng lớn hơn 600mm. Ngoài ra, khoảng cách từ mép đài đến mép cọc phải lớn hơn 150mm. 

  • Độ dày của đài móng cần được xác định dựa trên yêu cầu kết cấu phần trên của công trình. Ví dụ: Nếu đài móng được thiết kế hình côn thì độ dày này cần lớn hơn 300mm, hoặc trường hợp tính từ bề mặt lớp đệm thì độ dày mép đài cần lớn hơn 300mm. 

Bảng vẽ mô tả về kết cấu đài móng cọc 

  • Cần dựa trên diện tích sử dụng để tính toán kích thước, hình dáng đài móng, từ đó bố trí đúng số cọc. 

  • Tùy theo đặc tính địa chất của khu vực thi công và đặc điểm bản thiết kế công trình mà chiều sâu chôn đài sẽ khác nhau.

  • Giữa các tim cọc đặt gần nhau trong đài cần đảm bảo có khoảng cách từ 2d trở lên với các chống và trên 3d với cọ ma sát.  

Gia công cốt thép trong cách bố trí kết cấu thép đài móng cọc

Để gia công cốt thép trong bố trí thép đài móng cọc, cần thực hiện 4 bước cơ bản sau đây: 

Bước 1: Công tác sửa thẳng, đánh gỉ

Để việc sử dụng cốt thép trong tạo hình đài móng cọc được diễn ra một cách dễ dàng hơn, trước tiên chúng ta cần sửa thẳng chúng theo các hình dạng cụ thể phù hợp. Các biện pháp sửa thẳng được sử dụng phổ biến gồm:  

  • Dùng búa đối với các loại thép cong và nhỏ.

  • Dùng tời với thép cuộn (có thể thay thế bằng gấp).

  • Dùng máy uốn nếu các thanh thép có kích thước lớn, không thể uốn cong bằng các biện pháp thông thường. 

Bên cạnh sửa thẳng thì đánh gỉ cũng là một công tác cần thiết, giúp làm sạch bề mặt thép, đánh bay các lớp gỉ, từ đó gia tăng độ kết dính của cốt thép và bê tông. Có thể đánh gỉ bằng cách phổ biến là dùng bàn chải sắt hoặc tận dụng các hạt nhám của cát, dùng sức người kéo sắt qua để đánh gỉ, tuy nhiên cách này khá gây mất sức. 

Bước 2: Cắt và uốn thép

Tiến hành cắt, uốn thép theo các kích thước cụ thể được đưa ra trong bản vẽ. Đối với việc cắt thép, tùy theo đường kính các loại cốt thép mà biện pháp cắt uốn có thể bằng các phương tiện, công cụ hiện có khác nhau như hàn xì, máy cắt, dao,... 

Còn đối với uốn, người thi công thường dùng biện pháp uốn bằng tay hoặc dùng máy nếu kết cấu và độ cứng thép lớn. Việc này cần được thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo các thanh thép được uốn với hình dạng như nhau, nhằm tạo sự liên kết bền chặt, đảm bảo tốt hơn độ kiên cố cho công trình. 

Bước 3: Nối cốt thép

Ở bước này, người thi công cần thực hiện nối các thanh thép đã được cắt, uốn xong lại với nhau thành một khối cơ bản với kích kích thước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra trong bản vẽ. 

Công tác nối cốt thép

Bước 4: Hàn, buộc cốt thép thành lưới và tạo khung

Sử dụng dây buộc thép và máy hàn để buộc các khối thép lại với nhau một cách chắc chắn, sau đó cố định và tăng cường kết cấu thép, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng và đưa vào phục vụ trong việc làm nền cho công trình. 

Bước 5: Đổ bê tông cho móng

Khi hoàn thành các bước trên, cần kiểm tra kỹ chất lượng thép để tiến hành đổ bê tông cho móng. Bê tông trước khi được sử dụng cũng cần được kiểm tra và giám sát chất lượng kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng móng. 

Hình ảnh nền móng sau khi hoàn thành

>> Tham khảo thêm: Quy trình lắp đặt, các tiêu chuẩn và định mức lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Như vậy, trên đây HRC Việt Nam đã chia sẻ xong các vấn đề về đài móng cọc, việc hiểu rõ về định nghĩa cũng như các tiêu chuẩn về kích thước kỹ thuật và cách thức gia công cốt thép trong bố trí thép đài móng cọc sẽ giúp đảm bảo, nâng cao được chất lượng, đảm bảo độ bền công trình!

Tin tức liên quan

Báo giá x