• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Bê tông mài là gì? Ưu - nhược điểm, ứng dụng của bê tông mài

Nếu trước giờ, gỗ, gạch men hay đá là các loại sàn được sử dụng rất phổ biến thì thời gian gần đây, sàn bê tông mài lại nổi lên như một xu hướng và được nhiều người lựa chọn. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về loại sàn này để xem nó có gì nổi bật nhé!

Như thế nào là bê tông mài?

Bê tông mài là sản phẩm trong xây dựng, được tạo ra từ công nghệ xử lý bề mặt bê tông kết hợp cùng hạt đá granite. Hiện nay, nhờ tính chất thẩm mỹ của nó nên loại sàn bê tông mài được sử dụng rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Bê tông mài là gì?

Bê tông mài là gì?

Bạn có thể dễ dàng quan sát ở hình ảnh trên, với công nghệ này, tất cả các chi tiết gồ ghề sẽ được mài phẳng, loại bỏ hoàn toàn để tạo nên bề mặt sáng bóng, nhẵn nhụi rất bắt mắt. Cùng với đó, việc sử dụng chất hardener để lấp đầy những phần rỗng, hạt nhỏ li ti sẽ tạo được độ bền vững tốt nhất để tăng khả năng chịu tải và hạn chế bụi bẩn bám vào bên trong.

Hardener là một hợp chất phụ gia có đa dạng màu sắc (xanh, đỏ, xám, đen…) nên tạo ra nhiều mặt sàn với tone màu khác nhau. Do đó, bạn có thể thoải mái chọn sàn bê tông mài phù hợp với tổng thể kiến trúc không gian và tạo nên nét đặc sắc cho công trình của mình.

Ưu - nhược điểm của sàn bê tông mài

Nếu như thời gian trước, nhiều người cho rằng, bê tông mài chỉ phù hợp với các công trình lớn như văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, khách sạn… thì những năm gần đây, nhờ nhận ra vẻ đẹp và sự tiện lợi của nó, đã có nhiều hơn các công trình riêng chọn thi công sàn bê tông mài. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật:

Ưu điểm

- Khả năng chống trầy xước rất tốt: Do đã được mài nhẵn nên các vấn đề có thể gây ra nguy cơ trầy xước sàn như di chuyển vật nặng, ma sát đồ chơi trẻ em.. sẽ không làm trầy xước, hư hỏng bề mặt.

- Chống thấm vượt trội: Bề mặt cứng, mịn, không lỗ hở cho khả năng chống ẩm, chống thấm vượt trội.

- Tuổi thọ cao: Sàn bê tông mài luôn được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao về độ cứng mặt sàn so với các loại sàn khác. Trong quá trình sử dụng, nếu được bảo dưỡng, bảo trì đúng cách (phủ sáp, đánh bóng hàng năm) thì có thể dùng nó mãi mãi mà không lo bị xuống cấp.

- Tạo nên nét đẹp cho không gian: Bước vào một căn phòng với mặt sàn láng bóng, sạch sẽ, phản xạ ánh sáng tự nhiên hoàn hảo sẽ để lại ấn rất tốt cho khách đến chơi. Ngoài ra, đối với diện tích hẹp, nó còn tạo không gian thêm thoáng, rộng hơn và bắt mắt khi sàn được phối đa dạng màu sắc.

- Tính linh hoạt cao: Trong quá trình sử dụng, bởi vì một lý do nào đó, bạn có nhu cầu thay mới mặt sàn cho công trình thì quá trình thực hiện rất dễ dàng. Cách làm là chọn vật liệu mong muốn và thi công chồng lên sàn bê tông mài, khi đó nó sẽ giúp cho bề mặt thêm vững chắc hơn.

- Chất liệu thân thiện với môi trường: Việc lựa chọn bê tông sẽ hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên quý hiếm như đá cẩm thạch, gỗ và cũng không thải ra môi trường lượng rác thải lớn như gạch men. Do đó, bê tông mài được xem là sản phẩm xây dựng thân thiện với môi trường và được nhiều tổ chức khuyên sử dụng.

- Tiết kiệm ngân sách: Đây được xem là ưu điểm vượt trội mà nhiều khách hàng quan tâm. Bê tông mài có chi phí thấp hơn các loại sàn ốp lát khác như gỗ hay đá. Bởi, vật liệu bê tông rất bình dân và phổ biến, vì vậy nó hầu như phù hợp với mọi ngân sách.

Đặc điểm của sàn bê tông mài

Đặc điểm của sàn bê tông mài

*** Xem thêm:  https://hrcvietnam.vn/vach-ngan-chong-chay-208.htm

Nhược điểm

Cùng với những đặc điểm nổi trội trên thì sản phẩm này cũng tồn tại một vài hạn chế:

- Dễ gây trơn trượt: Do sàn được mài mịn và có kết cấu rắn nên nếu chẳng may chân ướt hay di chuyển quá nhanh có thể xảy ra sự cố trơn trượt và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

- Gây cảm giác lạnh lẽo khi nhiệt độ hạ thấp: Đây được xem là một cảm giác thường gặp. Vì vậy, vào thời điểm này, mọi người có xu hướng lót thêm thảm trải sàn hoặc đi dép lông trong nhà.

- Chi phí sửa chữa: Nếu không may trong quá trình sử dung do tác động của ngoại lực quá mạnh gây ra vết nứt thì chi phí khắc phục khá lớn và nếu không xử lý kịp thời thì vết nứt sẽ lan ra rất nhanh. Đây cũng là nhược điểm mà nhiều người đắn đo liệu có nên sử dụng hay không.

Các loại sàn bê tông mài thường được sử dụng hiện nay

Sàn bê tông mài bóng

Sàn bê tông mài bóng là loại sàn được làm nhẵn bề mặt bằng cách sử dụng máy mài, máy đánh bóng chuyên dụng kết hợp thêm hóa chất đánh bóng. Lớp hóa chất này có tác dụng chống bám bẩn bề mặt sàn và hạn chế trầy xước do các tác động ngoại lực bên ngoài.

Sàn bê tông mài

Sàn bê tông mài bóng

Sàn bê tông mài nhám

Sàn bê tông mài nhám có kết cấu tương tự như sàn mài bóng, tuy nhiên độ bóng bề mặt sẽ kém hơn nên kéo theo khả năng bắt sáng cũng không bằng. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác thì mặt sàn với tính chất có phần nhám hơn sẽ hạn chế sự cố trơn trượt, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Sàn bê tông mài nhám

Sàn bê tông mài nhám

Sàn bê tông ngoài trời

Loại sàn này chuyên dùng để thi công các khu vực ngoài trời như sân, hiên nhà. Với đặc điểm ấy nên sàn bê tông ngoài trời có khả năng chống bay màu rất tốt, bền bỉ với các điều kiện thời tiết theo thời gian nên rất phù hợp với đới khí hậu của nước ta.

Sàn bê tông mài ngoài trời

Sàn bê tông mài ngoài trời

Ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng

Ứng dụng của sàn bê tông mài rất đa dạng, bạn có thể lắp đặt ở hầu hết các không gian từ phòng bếp, lối đi, phòng khách, tầng hầm, nhà để xe, sân chơi… Với tính chất chống bám bẩn, chống thấm tốt và độ chịu lực cao nên nếu dầu mỡ có bắn ra đầy sàn bếp hay xe di chuyển qua lại tạo lực tác động lớn trong khu vực tầng hầm… thì không còn là điều trở ngại.

Xem thêm: Báo giá thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp 2022

Quy trình thiết kế, thi công sàn bê tông mài

Quy trình chúng tôi nêu ra dưới đây bao gồm các bước cơ bản nhất để bạn có cái nhìn tổng quan về cách tạo ra sàn bê tông mài. Xem ngay nhé!

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị

- Kiểm tra bề mặt và đánh giá tình hình: mức độ hư hỏng, gồ ghề… để chuẩn bị phương án thi công hợp lý.

- Đối với sàn nhà được phủ keo hay sơn epoxy, cần loại bỏ chúng trước khi thực hiện đánh bóng.

Bước 2: Mài bề mặt sàn

Thực hiện mài bề mặt sàn bằng máy móc hay các thiết bị chuyên dụng. Trong quá trình mài, cần sử dụng các loại đĩa mài phù hợp với từng độ nhám.

Bước 3: Sử dụng hóa chất tăng độ cứng

- Kiểm tra lại bề mặt xem đã đạt được độ phẳng như mong muốn hay chưa.

- Sử dụng hóa chất để tăng độ bền, khả năng chịu lực của bê tông mài và phục vụ cho quá trình đánh bóng tốt hơn.

Bước 4: Đánh bóng

Dùng đĩa mài đặc biệt để mài nhẵn, làm bóng bề mặt sàn.

Bước 5: Phủ bề mặt

Phủ lên bề mặt bằng nước hoặc dung môi để chống bám bẩn tốt hơn và tạo được cảm nhận bằng mắt về độ bóng loáng so với các công đoạn trước.

Thi công bê tông mài

Thi công bê tông mài

*** Đọc ngay bài viết: Vật liệu xanh trong xây dựng

Cách bảo dưỡng sàn sau thi công

Tại các khu vực có mật độ di chuyển cao, theo thời gian, độ bóng sáng của bề mặt sàn sẽ bị giảm sút. Vì vậy, các công việc bảo dưỡng, bảo trì cần thực hiện thường xuyên và đúng cách để giữ được nét đẹp cho không gian. Cụ thể:

- Lau bụi bẩn hàng ngày bằng khăn mềm, không để tích tụ quá lâu.

- Thường xuyên dùng máy chà sàn để vệ sinh.

- Nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có pH trung tính đi kèm, tránh môi trường axit hay bazơ cao.

- Khi có sự cố tràn dầu mỡ, cần vệ sinh nhanh chóng để tránh bị hấp thụ vào bên trong.

- Hãy thực hiện vệ sinh từng khu vực nhỏ, làm đến đâu hoàn thiện đến đó.

Với toàn bộ những thông tin mà chúng tôi cung cấp về sàn bê tông mài trên đây, hy vọng rằng bạn đã có thêm một sự lựa chọn nội thất hay ngoại thất cho công trình của mình. Cùng với đó, đừng quên theo dõi website hrcvietnam.vn để đón đọc các tin tức mới về lĩnh vực vật liệu, xây dựng nhé!

Tin tức liên quan

Báo giá x