• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Tai nạn công trình và cái kết bi thảm cho các nhà thầu xây dựng

 

Tai nạn ở công trình xây dựng vẫn thường xuyên diễn ra mặc dù chủ doanh nghiệp đã tuân thủ theo quy định và quy trình xây dựng. Vì sao số liệu về tai nạn công trình vẫn tăng trong những năm gần đây? Cùng HRC Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này!

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong thi công

Nhà thầu xây dựng không tuân thủ quy trình

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn công trình là do nhà thầu xây dựng không tuân thủ theo quy trình mặc dù đã cam kết với chủ doanh nghiệp khi ký hợp đồng. Tuy nhà thầu công trình sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chủ doanh nghiệp cũng sẽ hứng chịu “gạch đá” từ dư luận.

Sự liều lĩnh của các nhà thầu xây dựng khiến nhiều gia đình mất đi lao động chính

Công trình bị trì trệ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của doanh nghiệp và gây tổn thất nặng nề đến “bộ mặt” của doanh nghiệp. Không những vậy, hàng loạt tai nạn đáng tiếc xảy ra không chỉ với công nhân thi công mà còn với người tham quan công trình đang xây dựng như chủ đầu tư, nhà thiết kế,... Tất cả những tai nạn này để lại hàng loạt hệ lụy cho doanh nghiệp.

Nhà thầu sử dụng vật liệu kém chất lượng

Những cụm từ “bòn rút công trình” hay “rút ruột công trình” luôn đứng đầu trên các bảng tìm kiếm bởi vì nhiều nhà thầu xây dựng đã sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng trong quá trình thi công. Điển hình là vụ sập tường ở Đồng Nai vào ngày 14/5/2020. Nếu như tai nạn công trình này không xảy ra thì những hình ảnh về vật liệu xây dựng kém chất lượng sẽ không bị bóc trần.

>>> Xem thêm vụ tai nạn công trình tại Đồng Nai: Sập tường khiến 10 người tử vong.

Nhà thầu dùng thủ thuật “bòn rút” để che giấu chủ doanh nghiệp

Chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp vẫn đinh ninh rằng nhà thầu đã cam kết về các nguyên tắc trong quá trình xây dựng mà không hề biết rằng chi phí bỏ ra cho vật liệu “đạt chuẩn” chỉ bằng một nửa chất lượng thực sự của công trình.

Vấn nạn “rút ruột công trình” đã tồn tại từ rất lâu trong ngành Xây dựng, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng các “thế hệ nhà thầu mới” vẫn tiếp tục vi phạm. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà thầu mà còn là dấu chấm hết kết thúc sự nghiệp của họ. 

Những con số “tang thương” về tai nạn thi công trong ngành Xây dựng

Theo thống kê của báo Xây Dựng, số vụ tai nạn lao động chết người từ các công trình dân dụng và công nghiệp chiếm khoảng 30%. Trong năm 2013, Cục Giám định cho biết tại TPHCM đã xảy ra 822 vụ tai nạn công trình, riêng ngành Xây dựng chiếm đến 90 vụ bao gồm 54 vụ chết người.

Tai nạn công trình tại Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh)

Trong năm 2014, có 6.709 vụ tai nạn lao động khiến 603 người tử vong. Riêng tại Hà Nội, có tổng cộng 33 vụ tai nạn công trình, trong đó có 8 người tử vong. Vì vậy, ngành Xây dựng vô tình chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách ngành có tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất Việt Nam. 

Có thể thấy rằng số liệu của khu vực miền Bắc ít hơn hẳn so với miền Nam, một phần vì các khu công nghiệp tập trung nhiều tại miền Nam nên tỷ lệ tai nạn công trình của nhà công nghiệp hoặc xưởng có xu hướng cao hơn. Bên cạnh đó, quy mô công trình xây dựng càng lớn thì tai nạn công trình xây dựng càng có nguy cơ diễn ra. 

Giải pháp khắc phục tai nạn công trình xây dựng

Nhằm khắc phục tình trạng tai nạn ở công trình xây dựng, Bộ Xây dựng và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra Công văn số 1731/LĐTBXH-ATLĐ vào ngày 19/05/2020 và Công văn số 1914/BXD-GĐ vào ngày 14/08/2019. Các nhà thầu xây dựng cần phải thực hiện những việc sau:

  • Tiếp tục duy trì an toàn và vệ sinh trong lao động.

  • Tuân thủ quy trình trong thi công xây dựng và đẩy mạnh huấn luyện người tham gia thi công. 

  • Tăng cường giám sát và kiểm tra chất lượng công trình. 

  • Thường xuyên duy tu và bảo trì thiết bị xây dựng.

  • Sử dụng kết cấu vách ngăn chống cháy cho nhà xưởng công nghiệp, nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn khi thi công. 

>>> Những lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà máy nhanh

Tấm tường nhanh chóng trở thành vật liệu được nhiều nhà thầu “săn đón”

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bắt đầu thay thế tường gạch bằng tấm tường bê tông cốt thép, nguyên nhân là vì tính an toàn khi lắp ghép và khả năng rút ngắn thời gian thi công của công trình. Việc sử dụng tấm tường bê tông lắp ghép gián tiếp giảm tỷ lệ thương vong từ tai nạn công trình nói chung và trực tiếp đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nói riêng.

>>> Khám phá lợi ích khi sử dụng tấm tường bê tông để xây dựng nhà công nghiệp.

Trong tương lai, hàng loạt doanh nghiệp ngoại quốc sẽ đổ vốn đầu tư vào các công trình xây dựng tại Việt Nam. Liệu các nhà thầu có rút ra được kinh nghiệm từ những vụ tai nạn công trình “thương tâm” hay không? Đây vẫn còn là một ẩn số.  

Tin tức liên quan

Báo giá x