Tin tức
Thi công móng trong lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn
Lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn là phương pháp thi công được phát triển và áp dụng rộng rãi từ nửa cuối thế kỉ 19 đến nay. Và rõ ràng, không có vật liệu nào kém giá trị có thể tồn tại và trụ vững lâu dài cả. Cùng HRC Việt Nam tìm hiểu về các loại móng nền và thi công móng trong lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn hiện nay!
Phân loại móng trong xây dựng
Móng nền là hạng mục xây dựng có kết cấu kỹ thuật được thiết kế và thi công với chất liệu bê tông, cốt thép, nằm ở vị trí dưới cùng của các công trình như: chung cư, nhà xưởng,... Đây được xem là một hạng mục vô cùng quan trọng trong một công trình, bởi chúng có vai trò tạo lực đỡ, chịu toàn bộ tải trọng từ công trình bên trên. Vì vậy, việc thi công móng nền cần đảm bảo được sự bền vững, chắc chắn, an toàn tuyệt đối cho công trình cũng như người sử dụng.
Dựa vào vật liệu xây dựng và phương pháp thi công, người ta chia móng nền thành 4 loại: móng bè, móng cọc, móng băng và móng đơn.
Móng bè
Là dạng móng toàn diện hoặc móng bản, phương pháp thi công chỉ tận dụng lớp đất tốt phía trên chứ không đào sâu xuống để xây móng.
Bảng vẽ mô tả các dạng móng bè
Móng bè có kết cấu trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình, giúp phân bố đồng đều tải trọng lên nền đất, từ đó giải tỏa hiệu quả sức nặng, tránh được hiện tượng công trình bị lún không đồng đều.
Móng cọc
Được thi công xuống tầng đất sâu, móng cọc giúp truyền tải trọng công trình xuống tận các lớp sỏi đá cứng nằm sâu dưới lớp đất nền. Do đó, loại móng này được ứng dụng phổ biến trong xây dựng công trình tại các khu vực đất nền yếu, tải trọng công trình khá lớn.
Bảng vẽ cấu tạo móng cọc
Móng đơn
Còn được gọi là móng cốc hay móng trụ, móng đơn là phương pháp thi công tạo móng nền sử dụng cột và đế cột. Các móng đơn thường nằm riêng lẻ và có nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông,... Trong các phương án dựng móng, đây được xem là phương pháp ít tốn chi phí nhất.
Bảng vẽ cấu tạo móng đơn
Móng băng
Móng băng là loại móng có kết cấu thường là một dải dài, có thể giao nhau theo hình chữ thập hoặc độc lập, được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của công trình. Móng băng trong xây dựng thường được chia làm 3 loại: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Móng băng tiêu chuẩn cần có kết cấu gồm:
-
Bản nền móng: Đóng vai trò duy trì và phân bổ lực tác dụng lên móng một cách đồng đều.
-
Bê tông lót móng: Có tác dụng bảo vệ bản nền và khung móng.
-
Dầm móng: Đóng vai trò liên kết các móng thành 1 khối.
Móng băng thường được ứng dụng trong xây dựng công trình dân dụng hơn là nhà xưởng công nghiệp. Chỉ nên dùng loại có chiều rộng nhỏ hơn 1,5m, trường hợp móng lớn hơn 1,5m, chủ thầu nên dùng móng bè nhằm tiết kiệm chi phí tốt hơn.
Bảng vẽ móng băng bê tông cốt thép
Thi công móng trong lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn
Với mục tiêu rút ngắn thời gian thi công, giúp tiết kiệm nhiều công sức, chi phí, nhân công nhưng vẫn đảm bảo nâng cao được hiệu quả, chất lượng móng nền công trình, lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn đã được phát triển, cải tiến và áp dụng rộng rãi trong xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay.
Trong hạng mục thi công móng nền với bê tông lắp ghép, loại móng được sử dụng là móng băng, có kết cấu móng giằng đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
-
Kích thước của lớp bê tông lót bên dưới: độ dày 100mm.
-
Kích thước của bản móng phổ thông thường: (900-1200)x350(mm).
-
Kích thước dầm móng: 300 x(500-700)mm.
-
Chiều rộng của giằng móng băng: <1.5m.
-
Được lắp đặt hệ thống bu lông chờ nhằm phục vụ cho việc lắp cấu kiện bên trên.
Thi công móng băng xây dựng hàng rào nhà xưởng với lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn
Với nhiều tính năng ưu việt như khả năng chống ẩm, chịu lực, chịu nhiệt tốt, tính ổn định cao,... sản phẩm có tuổi thọ sử dụng lâu dài, đảm bảo tốt chất lượng cũng như sự vững chắc cho công trình.
Không những vậy, lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn trong xây dựng giúp chúng ta chủ động hơn về mặt thời gian, ít bị phụ thuộc vào thời tiết hơn là phương pháp đổ bê tông tươi truyền thống như trước đây. Các trụ cọc và dầm sàn bê tông đúc sẵn tùy kích cỡ được sản xuất sẵn tại nhà máy, sau đó sẽ vận chuyển đến và thi công ngay tại công trình.
Những điểm cần lưu ý khi thi công móng
Để việc thi công móng nền được an toàn, đảm bảo chất lượng, cần lưu ý những điều sau:
-
Phương án thi công nền đưa ra cần được dựa trên sự cân nhắc số liệu giữa các kết quả khảo sát địa chất thu thập được trong quá trình thiết kế thi công. Trường hợp phát hiện điều kiện thực tế khác với những số liệu trong thống kê, cần thực hiện khảo sát và nghiên cứu bổ sung lại.
-
Các bộ phận, cấu kiện, vật liệu dùng trong xây dựng nền móng cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu trong thiết kế, điều kiện đặt ra trong tiêu chuẩn nhà nước và các điều kiện kỹ thuật tương ứng.
-
Đối với các bộ phận có kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng, cần được kiểm tra kỹ thuật bởi các cơ quan đặt hàng, chủ đầu tư về công tác xây dựng móng nền. Đồng thời, cần lập cho các bộ phận đó những nghiệm thu trung gian.
Các cơ quan đặt hàng, chủ đầu tư cần tiến hành kiểm tra các bộ phận có kết cấu quan trọng
Lưu ý: Tùy vào đặc điểm địa hình và yêu cầu khác nhau của các công trình mà chúng ta nên lựa chọn những loại móng băng khác nhau. Trường hợp chiều sâu đặt móng lớn, chúng ta nên sử dụng loại móng băng mềm, nhằm tiết kiệm chi phí.
Lưu ý khi thi công móng băng
Mong rằng bài viết này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những ai đang có mong muốn thi công xây dựng công trình với một kết cấu móng nền vững chắc. Nếu quý khách, doanh nghiệp đang có nhu cầu lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn, nhằm rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm nhân công, đảm bảo công trình bền chắc lâu dài, vui lòng liên hệ với HRC Việt Nam qua Hotline 0981158591 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh chóng!