• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Gạch không nung là gì? Tiêu chuẩn và ưu nhược điểm của gạch

 

Gạch không nung (gạch block) từ lâu đã được sử dụng phổ biến cho các công trình xây dựng nhà xưởng để thay thế cho các loại gạch nung lò. Vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, mang đến giải pháp tối ưu cho các công trình xây dựng. Hãy cùng đánh giá chi tiết về ưu - nhược điểm cũng như tiêu chuẩn xây dựng vật liệu gạch không nung ngay sau đây.

Tìm hiểu gạch không nung là gì?

Về cơ bản, vật liệu gạch không nung khác với những loại gạch thông thường ở phương thức chế tạo. Hầu hết, các vật liệu gạch đạt tiêu chuẩn sẽ phải nung ở nhiệt độ cao để đảm bảo mức độ độ rắn chắc. Tuy nhiên, gạch không nung sẽ tự động định hình, đóng rắn và đạt các chỉ số cơ học tiêu chuẩn mà không cần trải qua sự tác động nhiệt. 

Gạch block được cấu tạo nên từ hỗn hợp cát, xi măng và đá vụn. Vì thế, độ rắn của gạch sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tỉ lệ của những thành phần cấu tạo.

Gạch không nung - Xu hướng “vật liệu xanh” cho các công trình

Trên thị trường hiện nay, loại gạch này được phân phối với 5 loại cơ bản đó là:

  • Gạch bê tông nhẹ

  • Gạch papanh

  • Gạch xi măng cốt liệu

  • Gạch bê tông khí chưng áp

  • Gạch không nung tự nhiên

Gạch không nung có tốt không?

Gạch không nung ngày càng trở thành nguyên vật liệu phổ biến cho các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình có quy mô lớn như nhà xưởng, công ty,... Như vậy, có thể thấy, loại vật liệu này phải sở hữu những tính năng vượt trội mới được ưu tiên cho các công trình lớn. Tuy nhiên, để biết được gạch không nung tốt như thế nào thì hãy tham khảo một số đánh giá về ưu - nhược điểm sau đây:

Ưu điểm gạch không nung

Gạch không nung sở hữu những tính năng nổi bật như:

  • Khả năng chịu lực tương đối cao và có thể linh hoạt thay đổi tùy vào nhu cầu sử dụng. Nó có mức độ chịu lực cao gấp 2 lần so với các vật liệu gạch truyền thống.

  • Được cấu thành hoàn toàn từ các chất liệu vô cơ, không bắt lửa nên vật liệu này cũng sở hữu khả năng chống cháy tốt. 

  • Khả năng cách âm và cách nhiệt của gạch gần như tuyệt đối.

  • Một số loại gạch block còn sở hữu khả năng chống thấm tương đối tốt. 

  • Đa dạng các loại mẫu mã, vật liệu bền đẹp và có kích thước đồng đều.  

  • Mức độ chính xác khi chế tác cao (lên tới 99,99%) bởi nó được sản xuất bằng dây truyền hiện đại, đảm bảo các kích thước tiêu chuẩn. 

  • Thời gian thi công được đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng.

  • Vật liệu không độc hại, an toàn và thân thiện với môi trường. 

  • Quá trình chế tác gạch không tạo ra các chất thải hay khí thải độc; không sử dụng các loại nguyên liệu đốt làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và người sản xuất. 

>>> Tham khảo thêm: Vật liệu xây dựng xanh - tiết kiệm tài nguyên, chi phí, an toàn không phải ai cũng biết

Một số công trình tiêu biểu sử dụng vật liệu gạch block

Nhược điểm

Bên cạnh hàng loạt những tính năng vượt bậc thì loại gạch không nung cũng tồn tại một vài điểm hạn chế như:

  • Vật liệu có thể gây ra tình trạng tường bở. Vì vậy, quá trình khoan hoặc đóng lên tường sẽ gặp nhiều trở ngại. 

  • Quá trình sản xuất gạch dù ít gây ra ô nhiễm nhưng gạch block lại chứa một số chất gây ô nhiễm như xi măng, bột nhôm,...

  • Quá trình sản xuất gạch áp dụng theo công nghệ cũ với độ hút nước của gạch khá cao. Do đó, nếu không xử lý quy trình ép tốt thì việc thi công có thể xuất hiện các hiện tượng ẩm mốc, rạn nứt công trình,...

Lưu ý khi thi công gạch không nung trong các công trình

Tiêu chuẩn vật liệu gạch không nung

Gạch không nung được sản xuất dựa trên các quy chuẩn nhất định do Bộ Xây Dựng cấp phép. Cụ thể các tiêu chuẩn như sau:

TT

Số hiệu tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn

1

TCXD 123: 1984

Gạch không nung - Các yêu cầu về kỹ thuật

2

TCXD 191: 1996

Bê tông và vật liệu làm bê tông - Các yêu cầu kỹ thuật

3

TCVN 7959: 2011

Bê tông nhẹ - Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)

4

TCVN 9028: 2011

Vữa cho bê tông nhẹ- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)

5

TCVN 9029: 2011

Bê tông nhẹ- Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp- Yêu cầu kỹ thuật (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)

6

TCVN 9030: 2011

Bê tông nhẹ- Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp- Phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)

7

TCVN 5573: 1991

Kết cấu của gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế

8

TCVN 5674: 1992

Công tác hoàn thiện trong xây dựng- thi công và nghiệm thu

9

TCVN 7959: 2008

Blốc bê tông khí chưng áp

10

TCVN 2118: 1994

Gạch canxi- silicat- yêu cầu kỹ thuật

11

TCVN 6776: 1999

Gạch bê tông tự chèn

12

TCVN 6477: 1999

Gạch blốc bê tông

 

13

TCVN 5775-1: 2007

Tấm 3D dùng trong xây dựng- phần 1: quy định kỹ thuật

TCVN 5775-2: 2007

Phương pháp thử

TCVN 5775-3: 2007

Hướng dẫn lắp dựng

Kích thước cơ bản và sai lệch kích thước theo tiêu chuẩn gạch block

Kích thước

Mức

Tỷ lệ sai lệch kích thước

Chiều rộng (không nhỏ hơn)

100

± 2

Chiều dài (không lớn hơn)

400 và không nhỏ hơn 1,3 lần chiều rộng

± 2

Chiều cao (không lớn hơn)

200 và không lớn hơn chiều dài

± 3

Các kích thước gạch thông dụng theo tiêu chuẩn

Chiều dài (l)

Chiều rộng (b)

Chiều cao (h)

400

400

400

400

390

390

390

390

220

200

150

100

220

190

150

100

200

200

200

200

190

190

190

190

Độ dày thành, vách theo tiêu chuẩn

Chiều rộng

Thành dọc (không nhỏ hơn)

Thành ngang, vách ngang (không nhỏ hơn)

100

150

190

200

220

20

25

30

30

30

20

25

25

25

25

Tiêu chuẩn kích thước phần rỗng đặt cốt thép

Chiều rộng gạch

Phần rỗng theo phương đứng

Phần rỗng theo phương ngang

Tiết diện ngang (axb), mm2

Chiều rộng (b)

Chiều rộng (b)

Chiều cao (h)

Bán kính cong (r)

không nhỏ hơn 100 mm

3 000

50

50

40

không nhỏ hơn 120 mm

4 200

60

60

50

không nhỏ hơn 150 mm

6 000

70

70

70

40

 

Yêu cầu riêng về kỹ thuật:

  • Độ rỗng của viên gạch block không lớn hơn 65%, đồng thời khối lượng viên gạch cũng không vượt quá 20 kg. 

  • Màu sắc của gạch block khi trang trí trong cùng một lô phải đồng đều nhau.

Một số sai lệch ngoại quan ở mức cho phép

Vấn đề

Mức cho phép

Gạch thường

Gạch trang trí

1. Độ cong vênh trên bề mặt viên gạch (mm, không lớn hơn)

3

1

2. Số vết sứt vỡ các góc cạnh, sâu từ 5 mm đến 10 mm, dài từ 10 mm đến 15 mm (không lớn hơn)

4

2

3. Số vết nứt có chiều dài không quá 20 mm (không lớn hơn)

1

0

Những chỉ tiêu về cơ lý

Mác gạch

Cường độ nén toàn viên, N/mm2 (KG/cm2), không nhỏ hơn

Độ hút nước, %, không nhỏ hơn

M35

M50

M75

M100 

M150

M200

3,5 (35)

5,0 (50)

7,5 (75)

10,0 (100)

15,0 (150)

20,0 (200)

10

10 

8

8

 

Trên đây là những tìm hiểu cơ bản nhất về vật liệu gạch không nung trong xây dựng. Tùy vào kiểu loại cũng như quy mô công trình mà chủ thầu sẽ lựa chọn loại gạch không nung phù hợp. Tuy nhiên, cần tuân theo những tiêu chuẩn nhất định của vật liệu này để đảm bảo chất lượng công trình. 

Tin tức liên quan

Báo giá x