• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Dầm bê tông cốt thép - điểm tựa vững chắc cho mọi công trình

Dầm bê tông cốt thép chính là cấu kiện quan trọng trong các công trình xây dựng, không chỉ riêng gì nhà ở. Cùng tìm hiểu những đặc trưng chỉ có riêng trên loại dầm này ngay tại bài viết dưới đây!

Định nghĩa dầm bê tông cốt thép

Dầm là gì?

Dầm được hiểu là một cấu kiện cơ bản, đóng vai trò làm thanh chịu lực (chủ yếu là chịu lực uốn) trong các công trình xây dựng. Vị trí của chúng có thể được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm tường hoặc mái nhà ở phía trên.

Dầm - cấu kiện cơ bản trong xây dựng

Dầm được chia ra làm nhiều loại khác nhau, một số loại thường hay nghe nhất có thể kể đến như: bản dầm (sàn), dầm mái, dầm cầu trục,... Mỗi loại dầm này lại được chia ra thành dầm chính (thiết kế đi qua các cột, gác chân cột, vách) và dầm phụ (gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn). Xét về cấu trúc, dầm có thể phân loại thành: dầm bê tông cốt thép hoặc dầm thép (chữ I, U, Z),... Kích thước dầm sẽ được quyết định phụ thuộc vào diện tích công trình nhà ở đang xây dựng

Dầm bê tông cốt thép là gì?

Dầm bê tông cốt thép là một cấu kiện có thành phần từ bê tông và cốt thép được dùng trong xây dựng, có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Kích thước của loại dầm này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào diện tích của công trình đang xây dựng.

Dầm bê tông cốt thép là gì?

Bê tông là hỗn hợp được cấu thành từ xi măng, cát đá. Vì thế, cũng có thể nói, dầm bê tông cốt thép chính là được cấu tạo từ những vật liệu này. Dầm được làm từ bê tông cốt thép là cấu kiện chịu uốn và chịu nén. Tuy nhiên, khả năng chịu nén của dầm thấp hơn, khả năng chịu uốn được xem là chủ yếu.

>>> [TOP 5]Các sản phẩm bê tông cốt thép đúc sẵn phổ biến phổ biến trong xây dựng

Cấu tạo dầm bê tông cốt thép

Cốt thép trong dầm gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc của tham dầm. Cốt xiên có thể có hoặc không có.

Cốt dọc chịu lực là loại khung mà dầm chính của nó chạy dọc theo chiều dài căn nhà. Cốt dọc chịu lực của dầm thường sử dụng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính trong khoảng D=12-40mm. Còn cốt đai trong dầm dùng để chịu lực ngang có đường kính nhỏ hơn rất nhiều, thường sử dụng nhóm CI hoặc AI với D= 4mm.

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép

Lớp bảo vệ cốt thép Ao được hiểu là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép (Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai và Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc). Tác dụng của lớp bảo vệ này là giúp cho thép không bị hoen gỉ.

Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, chúng giúp đảm bảo khi đổ bê tông sẽ không bị kẹt đá.

Kích thước của dầm bê tông cốt thép được quy định như sau:

  • Ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;

  • Ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.

  • Ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;

  • Ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.

► Xem thêm: Tường rào bê tông đúc sẵn

Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép như thế nào?

Quan sát sự làm việc của dầm từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại, sự diễn biến của dầm bê tông cốt thép diễn ra như sau:

Khi tải trọng của công trình ngày một tăng lên, các khe nứt sẽ xuất hiện thẳng góc với trục dầm tại đoạn dầm có moment lớn và những khe nứt nghiêng lộ diện ở đoạn dầm gần gối tựa - nơi có lực ngang lớn. Khi tải trọng đủ lớn, dầm sẽ bị phá hoại.

Một ví dụ về đặt cốt thép phối hợp

Trong suốt quá trình đặt tải, độ võng của dầm sẽ ngày một tăng lên.Trạng thái giới hạn của dầm theo cường độ chịu lực được đặc trưng bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc theo tiết diện nghiêng. Chính vì vậy, cần tính toán cấu kiện chịu uốn theo khả năng chịu lực dựa trên trên tiết diện thẳng góc và trên tiết diện nghiêng của bề mặt công trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp.

Hàm lượng bê tông cốt thép trong dầm ảnh hưởng như thế nào đến nguyên lý làm việc?

Cấu kiện bê tông cốt thép sẽ được cấu dựa trên nguyên tắc đó là sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép. Nếu như bê tông chịu lực nén cực tốt thì cốt thép lại còn chịu được cả lực nén và lực kéo.

Hàm lượng cốt thép trong dầm thường không sử dụng quá 2%

Chính vì vậy, nếu như cốt thép quá ít nó sẽ khiến cho bê tông không thực hiện được khả năng kéo của mình hoặc nếu như quá nhiều thì lại khiến bê tông bị nứt. Hàm lượng cốt thép trong dầm thường sẽ không dùng hơn 2% và phù hợp nhất là trong khoảng 1,2 – 1,5 %.

>>> Xem thêm: Kết cấu thép và kết cấu bê tông

Trên đây, HRC Việt Nam đã thông tin đến bạn những thông tin cơ bản về dầm bê tông cốt thép cùng nguyên lý hoạt động của chúng. Có thể hiểu được, khả năng hiểu biết và sự tính toán tỉ mỉ trong từng chi tiết của mọi vật liệu chính là nền tảng cần có trước khi bắt đầu lên kế hoạch để xây dựng mọi công trình.

 

Tin tức liên quan

Báo giá x