• +84 22 53 64 5659
  • |
  • hrcvietnam@hrcvietnam.vn
Tin tức

Tin tức

Tin tức

Phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả, đảm bảo 100%

Tầng hầm của các công trình xây dựng là nơi dễ bị thấm dột nhất bởi sự tác động của  nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc chống thấm tầng hầm luôn là điều cần thiết khi thi công, xây dựng. Đây cũng là yếu tố giúp gia tăng mức độ an toàn, vững chắc cũng như tuổi thọ lâu bền của công trình. Vậy đâu là giải pháp chống thấm cho tầng hầm hiệu quả? Hãy cùng HRC Việt Nam khám phá chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến tầng hầm công trình bị thấm nước

Tầng hầm công trình bị thấm nước xuất phát từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là một vài nguyên nhân tác động phổ biến nhất.

Nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân chủ quan khiến cho tầng hầm bị thấm nước thường do phía chủ thầu công trình. Chẳng hạn như:

  • Tiến hành thi công sơ sài, chưa nắm được những quy định tiêu chuẩn khi chống thấm công trình. 

  • Quá trình thi công, đổ bê tông công trình kém chất lượng. Điều này khiến cho kết cấu tường tầng hầm bị lỏng lẻo, tạo ra độ rỗng và dễ gây thấm. 

  • Không đầu tư cho công tác chống thấm tầng hầm, chọn phương pháp chống thấm không tốt và không có kế hoạch cụ thể ngay từ ban đầu. 

Giải pháp chống thấm cho tầng hầm nhà xưởng

Nguyên nhân khách quan

Có một vài nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng tầng hầm công trình bị thấm nước như:

  • Hầu hết, các hạt vật liệu đều sở hữu khoảng cách lớn hơn đường kính của các phân tử nước. Do đó, nước rất dễ thẩm thấu theo hiện tượng mao dẫn.

  • Do sự giãn nở không đồng đều giữa các loại vật liệu với kết cấu bê tông. 

  • Quá trình thi công các công trình ngầm xung quanh cũng là nguyên do khiến cho tầng hầm công trình bị ẩm ướt.  

Tìm hiểu các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Hiện nay, các biện pháp chống thấm tầng hầm ngày càng đa dạng và được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các công trình. Dưới đây là một số giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả và phổ biến nhất mà các chủ nhà thầu có thể tham khảo.

Biện pháp chống thấm tầng hầm với màng khò nóng

Đây là phương pháp thường được sử dụng đối với những bề mặt gấp khúc, có khe rãnh. Tiêu biểu như chống thấm vách tầng hầm, chống thấm vách ngoài tầng hầm,... Các bước thực hiện chống thấm bằng màng khò nóng cụ thể là:

Bước 1: Quét lớp tạo dính

Ở bước này, đơn vị thi công nên thi công bề mặt tầng hầm bằng lu sơn để tạo ra lớp dính trải đều trên bề mặt. Sau đó, khi lớp tạo dính đã khô thì tiến hành dán màng chống thấm. 

Bước 2: Tiến hành dán màng khò nóng

Trong quá trình thực hiện công đoạn này, đơn vị thi công cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:

  • Kiểm tra toàn bộ các lớp màng, đảm bảo chúng không bị đặt lật ngược mặt.

  • Trải thử lớp màng lên bề mặt để kiểm tra độ vừa vặn về kích thước. Sau đó, tiến hành cuộn ngược lại nhưng chú ý không làm dịch chuyển vị trí của tấm màng. 

  • Dùng đèn khò nóng để bắt đầu dán lớp màng chống thấm lên bề mặt tầng hầm.

  • Trong quá trình khò, nên trải tấm màng từ từ và từng chút một. 

  • Sử dụng ngọn lửa điện lướt qua lướt lại để đảm bảo khả năng bám dính chắc chắn cho lớp màng. Lúc này các thao tác phải thật nhanh nhẹn.  

  • Liên tục ép và miết lớp màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm thật chắc chắn.

  • Trường hợp màng chống thấm bị tụ bọt khí, phồng lên thì cần đâm thủng và dùng màng chống thấm khác phủ lên. Tuy nhiên, lưu ý biên độ phủ tối thiểu là 50mm. 

  • Chú ý gia cố lớp màng chặt chẽ ở các vị trí góc tường, khe rãnh.

  • Sau khi hoàn thành, phía bên ngoài màng chống thấm nên trang bị thêm lớp bảo vệ. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ rách, thủng màng do tác động của các yếu tố ngoại lực. 

Chống thấm bằng màng khò nhiệt

Sử dụng màng tự dính chống thấm tầng hầm

Về cơ bản, phương pháp chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính cũng tương tự màng khò nóng. Tuy nhiên, phía đơn vị thi công phương pháp này cần lưu ý đến một số yếu tố sau:

  • Màng tự dính chống thấm là loại màng nguội, do đó không cần tác động nhiệt để làm dính. 

  • Không nên bóc hết lớp nilon chống dính trên màng ngay từ ban đầu. Người thi công nên vừa trải tấm màng, vừa bóc lớp nilon để tạo độ khít tuyệt đối lên bề mặt chống thấm. 

  • Biên độ chồng giữa các mép dao động từ 70 – 100mm.

  • Sau khi đã dán xong màng tự dính chống thấm, phía thi công nên trát thêm 1 lớp bê tông có độ dày khoảng 3 – 4cm để bảo vệ lớp màng chống thấm, nâng cao tuổi thọ công trình. 

Chống thấm dột cho tầng hầm với màng tự dính

Chống thấm tầng hầm với sản phẩm dạng quét

Đây là giải pháp chống thấm tầng hầm thường áp dụng trên các bề mặt có độ rộng lớn. Ví dụ như chống thấm sàn tầng hầm, chống thấm tường tầng hầm,... Theo đó, kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm với sản phẩm dạng quét được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Thực hiện biện pháp bão hòa nước 

Hầu hết các sản phẩm dạng quét thường có gốc xi măng hoặc gốc bitum. Vì vậy, đơn vị thi công cần bão hòa nước để tránh tình trạng bê tông háo nước và không tạo được độ kết dính. 

Bước 2: Tiến hành bo góc chân hầm

Ở công đoạn này, bên thi công sẽ sử dụng một số chất liệu như xi măng, sika latex hoặc cát vàng để bo góc chân tầng hầm. Cụ thể là quét một lớp chống thấm mỏng lên phía chân tường. Sau đó bắt đầu dán lưới thủy tinh với độ rộng dao động từ 10 – 15cm.

Bước 3: Lựa chọn vật liệu chống thấm tầng hầm ở dạng quét

Tùy thuộc vào đặc trưng công trình cũng như nhu cầu sử dụng mà chủ thầu sẽ lựa chọn loại vật liệu chống thấm tầng hầm khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng sơn chống thấm. Trong quá trình thực hiện, đơn vị thi công cần lưu ý:

  • Quét tối thiểu 2 – 3 lớp để tăng mật độ phủ của lớp chống thấm.

  • Chỉ quét lớp tiếp theo khi lớp trước đã ráo khô bề mặt.

  • Quét lớp chống thấm theo 1 chiều từ trên xuống dưới, các lớp chống thấm cần vuông góc với nhau.

  • Mỗi lớp chống thấm có độ dày đạt mức tối thiểu là 1mm, liều lượng mỗi lớp khoảng 1 – 2kg/m². 

  • Không nên kết hợp cùng lúc quá nhiều vật liệu chống thấm dạng quét. 

  • Khi đã hoàn thành lớp chống thấm thì nên quét thêm một lớp vữa để bảo vệ và tạo độ liên kết.

Sử dụng sơn quét chống thấm cho tầng hầm công trình

Biện pháp thi công chống thấm ngược tầng hầm

Chống thấm ngược là giải pháp tạo ra lớp màng bảo vệ ở mặt phía trong tầng hầm của công trình. Sử dụng phương pháp chống thấm ngược tầng hầm khi: 

  • Vị trí khe tiếp giáp giữa 2 công trình không được xử lý bằng các biện pháp chống thấm.

  • Công trình có các bể ngầm chứa nước. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thấm qua thành bể và tầng hầm.

Để giải pháp chống thấm này phát huy tác dụng tối đa, đơn vị thi công cần chú ý chọn lựa các loại vật liệu chống thấm tầng hầm với độ bám dính cao, tính đàn hồi tốt và khả năng liên kết chặt chẽ. 

Thực tế, biện pháp chống thấm ngược tầng hầm ít khi được sử dụng bởi hạn chế về mặt hiệu quả. Thông thường, chỉ với một số trường hợp không thể xử lý bằng phương pháp chống thấm thuận thì biện pháp đổi chiều chống thấm mới được ưu tiên. 

Sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống thấm cao

Bên cạnh những vật liệu chống thấm tầng hầm kể trên thì các chủ thầu cũng có thể tham khảo sử dụng tường chống thấm cho công trình được cung cấp bởi HRC Việt Nam. Vật liệu này không những đáp ứng vẻ đẹp về mặt hình thức mà còn đảm bảo các tiêu chí an toàn và chất lượng. 

Vật liệu chống thấm cao cấp – tường bê tông đúc sẵn HRC Việt Nam

Bên trong vật liệu tường chống thấm được cấu thành bởi cốt thép giúp định hình khung xương bền vững, chắc chắn. Phía bên ngoài được đổ bê tông với ván khuôn thép theo phương ngang. Xét về cấu trúc tổng thể, hai loại nguyên vật liệu này có độ bám dính rất tốt, tạo ra sự liên kết chặt chẽ. 

Sản phẩm sở hữu độ bền vượt trội, có khả năng kháng ăn mòn cao và khắc phục được tình trạng xâm thực do tác động từ môi trường. Đặc biệt, sản phẩm được cung cấp và phân phối bởi HRC Việt Nam với giá thành hợp lý cùng chi phí bảo dưỡng thấp. Có thể nói, đây là vật liệu thay thế hoàn hảo cho các biện pháp xây tường truyền thống từ xi măng, gỗ, gạch, đá,...  

>>> Xem thêm: Báo giá tấm tường chống cháy, chống thấm mới nhất 2021.

Trên đây là 5 biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả mà HRC Việt Nam đã tổng hợp và giới thiệu. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các chủ nhà thầu/kiến trúc sư về các giải pháp chống thấm cho tầng hầm công trình. Liên hệ ngay với HRC Việt Nam để được tư vấn về các vật liệu chống thấm ưu việt. 
 

Tin tức liên quan

Báo giá x