Tin và tài liệu ngành
Bộ sưu tập 10 loại vật liệu xây dựng nhẹ phổ biến hiện nay
Bộ sưu tập 10 loại vật liệu xây dựng (VLXD) nhẹ vô cùng phong phú, đa dạng khiến cho các kiến trúc sư có thể thoải mái sáng tạo ra những tác phẩm mới và độc đáo nhất. Đồng thời những giải pháp xây nhà bằng vật liệu nhẹ cũng đóng góp giá trị bảo vệ môi trường lớn cho cộng đồng.
Vật liệu nhẹ là các vật liệu dùng trong xây dựng đặc trưng bởi trọng lượng nhẹ hơn khi so với các VLXD khác. Ví dụ như ốp gạch đá hoàn thiện cho tường hoặc sàn, chúng ta có thể thay thế bằng sàn gỗ hoặc ốp tấm cao su, tấm vinyl… có trọng lượng nhẹ hơn mà vẫn đảm bảo các đặc tính, kỹ thuật,…
Khi dán tấm nhựa vinyl sẽ tạo tính thẩm mỹ cho bức tường, khá khó để phát hiện sự khác nhau giữa vinyl và vật liệu thật.
1. Bê tông siêu nhẹ
Vật liệu nhẹ tốt nhất trong xây dựng mà CachNhietAnTam muốn nhắc tới là: bê tông nhẹ hay còn gọi bê tông siêu nhẹ. An Tâm đã trình bày rất cụ thể về Bê tông siêu nhẹ tại đây. Trong đó An Tâm đã chỉ ra đúng nghĩa nhất 5 loại bê tông siêu nhẹ quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng đó là: Bê tông khí chưng áp AAC; Bê tông nhẹ bọt khí; Bê tông nhẹ EPS hạt xốp; Bê tông nhẹ Cemboard; Bê tông nhẹ Xuân Mai.
Mỗi loại bê tông nhẹ đều đóng góp to lớn đến ngành công nghiệp xây dựng nhẹ hiện nay. Trong đó, áp dụng công nghệ vật liệu bê tông siêu nhẹ cao cấp và hiện đại nhất hiện nay chính là bê tông khí chưng áp AAC.
Đây là vật liệu nhẹ được phát minh và tồn tại được hơn 100 năm trên thế giới. Gắn liền với hàng trăm nghìn công trình lớn nhỏ trên thế giới tại các nước phát triển nhất ở Châu Âu, Châu Á,…
2. Gạch siêu nhẹ
Gạch siêu nhẹ tức là gạch AAC hay còn gọi gạch bê tông nhẹ AAC. Gạch AAC được sản xuất từ bê tông khí chưng áp với công nghệ hiện đại. Gạch siêu nhẹ AAC có nhiều kích thước hoặc có thể cắt theo kích thước yêu cầu của khách hàng. Các kích thước theo tiêu chuẩn chính là: Gạch bê tông nhẹ AAC 600*200*100 mm, 600*200*150 mm, 600*200*200 mm.
Do đặc tính của gạch AAC rất nhẹ, nhẹ gấp 3 lần so với gạch đỏ thông thường. Với khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu lực nén rất tốt đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008, khả năng chống cháy đạt tiêu chuẩn EI240 cao nhất hiện nay. Các công trình nhà ở dân dụng, nhà hàng, nhà công nghiệp sử dụng gạch AAC khá phổ biến.
Gạch AAC dùng cho kết cấu tường, vách ngăn, chống nóng hoặc làm tôn nền. Khi hoàn thiện tường bằng gạch AAC sẽ giúp giảm toàn bộ trọng lượng bản thân của công trình. Gạch siêu nhẹ AAC dễ dàng thi công, đẩy nhanh tiến độ và giảm chi phí đầu tư rõ rệt.
Gạch siêu nhẹ giúp việc lắp đặt hệ thống cơ điện, lắp đặt thiết bị lên tường và vách ngăn thao tác dễ dàng hơn. Đây là VLXD nhẹ thân thiện môi trường, giúp nâng cao khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt.
Ngoài ra còn loại gạch siêu nhẹ bọt khí CLC được sản xuất theo dây chuyền sản xuất nhỏ, lẻ và thủ công hơn. Tuy nhiên, dòng gạch CLC này vẫn đem lại những giá trị trong xây dựng. Với chi phí sản xuất thấp và giá thành rẻ, gạch CLC đem lại hiệu quả tốt từ tính năng nhẹ, chống nóng, cách nhiệt.
3. Tấm bê tông nhẹ ALC
Tấm bê tông nhẹ ALC được sản xuất từ các vật liệu bê tông siêu nhẹ– bê tông khí chưng áp AAC. Gạch bê tông ALC sử dụng cốt thép gia cường tăng khả năng chịu lực và cấp phối hợp lý. Trải qua các quá trình thử nghiệm như: thử tải, khả năng chống cháy, chống nóng, chịu uốn và cách nhiệt vượt trội.
Hiện nay Vật liệu tấm bê tông nhẹ thường ứng dụng vào xây nhà lắp ghép thông minh. Tường hay vách nhà được lắp ghép nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao. Bề mặt của tường được xây bằng phương pháp này rất bằng phẳng và chắc chắn.
Chính vì vậy chúng ta có thể giảm công đoạn tô trát bằng vữa xây thông thường. Thay vào đó, bạn có thể bả trực tiếp bằng bột bả Skimcoat chiều dày 3 mm. Cuối cùng là sơn hoàn thiện vừa tiết kiệm thời gian và đỡ tốn chi phí.
Tấm bê tông nhẹ ALC với 2 lớp thép sẽ giúp cho kết cấu sàn lắp ghép được chắc chắn hơn. Bê tông ALC chính là giải pháp thi công sàn thông minh. Giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình.
Bê tông ALC là 1 trong những vật liệu nhẹ lắp ghép ưu việt để làm tường, làm vách ngăn, làm sàn lắp ghép. Ngoài ra bê tông nhẹ ALC cũng có thể dùng để làm trần, làm mái lợp lắp ghép tốt nhất hiện nay.
4. Tấm bê tông nhẹ EPS
Tấm bê tông nhẹ EPS là vật liệu bê tông siêu nhẹ có dạng tấm panel lắp ghép khá giống vời tấm bê tông ALC. Sự khác biệt của bê tông EPS và ALC là ở vật liệu và công nghệ sản xuất.
Tấm bê tông nhẹ EPS được sản xuất bởi hỗn hợp bê tông trộn cùng hạt xốp EPS. Các hạt xốp EPS có trọng lượng nhỏ giúp tăng thể tích, giảm tổng trọng lượng của bê tông và tăng các tính năng như cách nhiệt, chống nóng.
Tấm bê tông EPS thường được làm tường, làm vách ngăn, làm sàn lắp ghép. Tấm bê tông nhẹ EPS được gia cố bằng lưới cốt thép bên trong. Với cấu tạo mang khả năng chịu tải, chống va đập và tính ổn định cao trong kết cấu.
Hiện nay tấm bê tông EPS được áp dụng công nghệ sản xuất mới, nên bề mặt tấm bê tông EPS được trang bị lớp vỏ áo tương tự như Cemboard. Chính vì vậy bề mặt bê tông EPS rất bằng phẳng và chúng ta cũng áp dụng phương áp hoàn thiện là bả Skimcoat gốc xi măng trực tiếp dày khoảng 3 mm. Sau đó tiến hành phủ lớp sơn hoàn thiện sản phẩm thay vì phương pháp tô trát thông thường.
5. Tấm bê tông nhẹ Cemboard
Tấm bê tông nhẹ Cemboard có tên đầy đủ tiếng Anh là Cement Board. Bê tông cemboard là tấm xi măng cốt sợi siêu nhẹ. Với đặc điểm chiều dày mỏng chỉ từ 10 đến 20 mm, kích thước khổ rộng. Trọng lượng của tấm Cemboard khá nhẹ và dễ dàng vận chuyển, thi công lắp đặt.
Ưu điểm của tấm bê tông nhẹ Cemboard là chịu nước, chống ẩm mốc, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống mối mọt. Tấm cemboard khi sử dụng không bị cong vênh, rạn nứt và độ bền cao. Tấm xi măng Cemboard thường được dùng làm vách ngăn, làm trần, làm mái.
Ngoài ra tấm bê tông nhẹ Cemboard còn dùng để che hệ thống cơ điện, che đường ống nước phía dưới ban công hoặc phía mặt tiền. Tấm xi măng nhẹ Cemboard được sử dụng khá phổ biến do giá thành rẻ, dễ thi công và hoàn thiện.
Các tấm bê tông nhẹ Cemboard còn được dùng để hoàn thiện trần bên ngoài nhà. Trên thị trường các thương hiệu uy tín cung cấp các loại vật liệu nhẹ tấm thạch cao, tấm Cemboard thường thấy như: Vĩnh Tường, USG Boral, Gyproc Thái Lan v.v…
Đối với các phòng, khu vực yêu cầu khả năng cách âm cao. Biện pháp sử dụng bông thủy tinh glasswool kết hợp vật liệu nhẹ làm trần và vách bằng tấm Cemboard sẽ giúp cho khả năng cách âm của căn phòng tốt hơn rất nhiều.
6. Tấm thạch cao
Khi xây nhà bằng vật liệu siêu nhẹ, tấm thạch cao là loại VLXD nhẹ tốt và phổ biến nhất trong thi công hoàn thiện nội thất. Với đặc tính trọng lượng nhẹ, dễ thi công, dễ xử lý các điểm nối và hoàn thiện. Các hạng mục tường vách hay trần thạch cao luôn có tính thẩm mỹ cao.
Tấm trần thạch cao
Tấm thạch cao làm trần giúp linh hoạt trong việc điều chỉnh cao độ, kích thước theo bảng thiết kế. Việc sử dụng tấ thạch cao để làm trần, đóng trần và sơn bả hoàn toàn dễ dàng.
Hiện nay, tấm thạch cao có rất nhiều loại. Việc lựa chọn loại thạch cao cần theo chức năng sử dụng của khu vực đó:
Khu vực thông thường như văn phòng, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc… Thường sử dụng tấm thạch cao thường với độ dày từ 9÷ 12.5 mm. Loại trần thạch cao này thường chi phí rẻ hơn và dễ dàng thi công song song đó vẫn đảm bảo thẩm mỹ của căn nhà.
Những khu vực ẩm ướt như: nhà vệ sinh, kho đông lạnh,… Những khu vực này sẽ có độ ẩm cao, hơi nước đọng. Sử dụng tấm thạch cao chống ẩm là hợp lý nhất. Bề mặt của tấm thạch cao chống ẩm thường có màu xanh rêu, độ dày thường sử dụng từ 9- 12.5 mm.
Khu vực có yêu cầu chống cháy: Tấm Gyproc chống cháy có cấu tạo hỗn hợp gồm thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica để tạo đặc tính chống cháy. Loại thạch cao Gyproc có thể chịu lửa trong khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ. Bề mặt tấm thạch cao thường có màu đỏ độ dày cũng từ 9- 12.5 mm.
Tấm tường vách thạch cao
Tương tự như làm trần, tấm vách thạch cao cũng được sử dụng rất phổ biến để hoàn thiện vách ngăn. Trọng lượng nhẹ, dễ dàng trong thi công và hoàn thiện là yếu tố giúp căn phòng đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Khi sử dụng tấm thạch cao làm vách ngăn cần lưu ý đến chi tiết hoàn thiện. Trường hợp ốp lát gạch lên bề mặt vách thạch cao cần phải cân nhắc tới vấn đề: chủng loại thạch cao sử dụng, khả năng chịu lực của vách.
Đối với gạch ốp lát có trọng lượng lớn cần phải đảm bảo gia cố hệ vách. Tránh trường hợp gạch ốp lát bị bong tróc hoặc vách bị nghiêng gia tăng khả năng đổ sau khi ốp lát hoàn thiện.Tấm thạch cao cement board chính là giải pháp cho trường hợp này do đặc tính bền, chịu nước, chống ẩm tốt.
*Lưu ý: các bạn nên sử dụng keo dán gạch chuyên dụng để chất lượng ốp gạch được đảm bảo nhất.
7. Tấm sàn gỗ nhẹ
Nếu xây nhà bằng vật liệu nhẹ thì nên hạn chế dùng gạch lát nền nhằm giúp giảm tải trọng lên sàn. So với gạch lát nền thì sàn gỗ (Wooden Floor) là giải pháp hiệu quả. VLXD nhẹ này được sử dụng hầu hết tại các tòa nhà hiện nay.
Gỗ có tiếng là VLXD nhẹ, thân thiện với môi trường và sức khỏe. Khi kết hợp sàn gỗ với căn nhà sẽ tạo cảm giác tự nhiên và sang trọng.
Sàn gỗ được sản xuất với rất nhiều chủng loại gỗ, đa dạng màu sắc. Có thể kể đến các loại như: sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ composite kháng nước v.v… Về chi phí khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên giá thành sẽ đắt hơn, tuy nhiên màu sắc của sàn gỗ đẹp và khả năng chống nước tốt, tuổi thọ sử dụng cao.
Sàn gỗ công nghiệp tuy đa dạng về chủng loại nhưng có cũng có 1 số nhược điểm. Do sàn gỗ công nghiệp được ép bằng các vật liệu khác nhau không đồng đều. Khả năng chống nước kém dễ bị trương nở, cong vênh, dễ mối mọt khi sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên sàn gỗ công nghiệp vẫn khá được ưa chuộng trên thị trường. Sàn gỗ được sử dụng hầu hết tại các căn hộ chung cư, nhà cao tầng hiện nay.
8. Tấm sàn tre Bamboo nhẹ
Sàn tre (Bamboo Floor) là loại VLXD nhẹ được sử dụng đối với các khu vực như: phòng tập Yoga, khu giải trí nhảy múa v.v…
Tùy theo mục đích sử dụng ván sàn tre sẽ tạo không gian tự nhiên, thông thoáng hài hòa về kiến trúc. Các tấm sàn tre cũng được sản xuất trong nhà máy và có ngàm liên kết. Việc lắp ghép sàn tre Bamboo Floor cũng không hề phức tạp khá giống lắp sàn gỗ các bạn nhé.
Tấm sàn tre Bamboo Floor là nhẹ hơn rất nhiều lần so với ốp lát gạch đá hoàn thiện. Mặt sàn tre sáng bóng toát lên vẻ sang trọng và cảm giác mát mẻ trong những điều kiện thời tiết nóng bức đặc biệt là ở Việt Nam.
Với công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay, sàn tre lắp ghép đã gần như khắc phục được hiện tượng co ngót của vật liệu nhẹ. Vì vậy, hệ sàn tre có tuổi thọ cao, tránh mối mọt và nâng cao tính thẩm mỹ.
9. Tấm nhựa vinyl ốp tường
Tấm Nhựa vinyl ốp tường hay còn gọi là sàn cao su, có tên tiếng Anh là Rubber Floor rất đa dạng về màu sắc. Bề mặt của nhựa vinyl có thể giống đá, gạch, màu gỗ, thảm v.v..Rubber Floor là loại vật liệu nhẹ với độ dày chỉ khoảng 3 mm và dễ dàng thi công.
Khi dán tấm nhựa vinyl sẽ tạo tính thẩm mỹ cho bức tường, khá khó để phát hiện sự khác nhau giữa vinyl và vật liệu thật. Dán tấm nhựa vinyl có thể áp dụng hoàn thiện cho cả tường và sàn đều có thể.
Tấm sàn cao su Rubber
Tấm vinyl, tấm sàn cao su (Rubber Floor) khi được ốp lên sàn tạo thẩm mỹ khá tốt. Do trọng lượng rất nhẹ thi công không phức tạp vẫn giữ được khả năng chất tải của sàn. Các loại sàn này thường được sử dụng tại các khu vực như phòng thể thao v.v…
Sàn cao su Rubber có thể dán trực tiếp lên bề bặt bằng phẳng nhờ liên kết ngàm với nhau. Riêng đối với sàn cao su Vinyl có đôi chút phức tạp trong thi công.
Để chất lượng sàn cao su tốt cần chuẩn bị bề mặt thật sạch sẽ và độ ẩm phù hợp theo bảng chỉ dẫn. Việc sử dụng keo dán cần pha trộn theo đúng tỷ lệ khuyến cáo trên giấy hướng dẫn của nhà sản xuất. Sàn cao su Vinyl sau khi hoàn thiện cần đợi khoảng 24 tiếng- 1 ngày sau đó mới có thể chất tải.
Sàn cao su Rubber Floor thường được dùng trong các phòng tập thể hình, phòng Gym, phòng chứa các vật năng,…
10. Vật liệu nhẹ từ tre nứa
Tre nứa là vật liệu tự nhiên có trọng lượng nhẹ và thường được đưa vào làm thiết kế cho kết cấu tường vách trang trí. Những điểm nhấn, đường cong của tre nứa mang đậm tính nghệ thuật và tạo được sức hút rất lớn.
Tre nứa có trọng lượng nhẹ hơn rất rất nhiều lần so với các vật liệu nặng khác như: tường gạch, tường bê tông cốt thép v.v… Những mẫu xây nhà bằng vật liệu nhẹ từ tre cho cảm giác gần gũi với tự nhiên, tràn ngập sức sống.
Tre nứa là vật liệu dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều địa phương. Tuổi thọ của tre nứa rất bền, thậm chí có thể chống mối mọt và bền vững theo thời gian sau khi qua bước xử lý. Chính vì tre nứa sẽ là 1 trong những vật liệu nhẹ tốt và sẽ được ứng dụng rộng rãi trong xây nhà phong cách hiện đại ngày nay đặc biệt ở Việt Nam.